Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã điều quân đội đến quốc gia Trung Á Kazakhstan vào hôm 6.1 để cố gắng dập tắt một đám cháy nguy hiểm đang bùng phát tại vùng đất mà Moscow coi là thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Toan tính của Tổng thống Putin khi đưa quân Nga vào Kazakhstan

07/01/2022, 14:23

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã điều quân đội đến quốc gia Trung Á Kazakhstan vào hôm 6.1 để cố gắng dập tắt một đám cháy nguy hiểm đang bùng phát tại vùng đất mà Moscow coi là thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Nhưng nếu tình hình hỗn loạn ở Kazakhstan một mặt bộc lộ sự mong manh cho sự ổn định ở Trung Á, thì mặt khác, cũng mang đến cho Nga một cơ hội để khẳng định lại ảnh hưởng của mình ở khu vực từng thuộc Liên Xô cũ. Đây cũng một trong những điều mà ông Putin yêu mến nhất trong số các mục tiêu dài hạn.

Cơ hội cho Nga thể hiện

Sự xuất hiện của 2.500 binh lính thuộc một liên minh quân sự do Nga dẫn đầu tới Kazakhstan trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực tiếp tục diễn ra. Đây là lần thứ tư trong vòng hai năm mà Moscow thể hiện sức mạnh của mình ở các quốc gia láng giềng. Trước đó là ba quốc gia mà phương Tây từ lâu đã cố gắng chèo kéo: Belarus, Armenia và Ukraine.

kazkh3.jpg

Theo Maxim Suchkov, quyền Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moscow, cảnh tượng một quốc gia như Kazakhstan “có vẻ lớn và mạnh” rơi vào tình trạng hỗn loạn nhanh chóng đến như một cú sốc. Nhưng điều đó cũng cho thấy, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã luôn cố gắng cân bằng giữa Đông và Tây, nhưng khi gặp khủng hoảng thì họ quay sang Nga ngay, ngoại trừ Ukraine.

Và một khi quân đội Nga đến, họ hiếm khi về nhà liền. Ông Suchkov nói rằng tình hình bất ổn ở Kazakhstan có thể được coi là một “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mang lại cho Nga cơ hội”.

Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi có bao nhiêu đám cháy có thể bùng lên xung quanh biên giới nước Nga trước khi một đám cháy tương tự bùng lên ở quê nhà.

Scott Horton là một giảng viên luật tại Đại học Columbia, có mối liên hệ chặt chẽ với các quan chức ở Kazakhstan và các nước Trung Á khác trong hơn hai thập kỷ. Ông Horton cho biết: “Nếu điều gì đó có thể xảy ra ở Kazakhstan, thì chắc chắn điều tương tự đó cũng có thể xảy ra ở Nga”.

Các nhà phân tích khác nói rằng dù ông Putin hào hứng với tình trạng bất ổn ở châu Âu và Mỹ như bằng chứng cho thấy nền dân chủ đang thất bại, thì ông cũng chẳng mấy vui mừng trước tình trạng hỗn loạn ngay trước cửa ngõ, dù điều đó có thể cho Nga có cơ hội nào đó.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga đối mặt với những chuyện như vậy. Vào tháng 8.2020, Nga đã đề nghị để cung cấp gói "hỗ trợ toàn diện" để giúp Tổng thống Aleksandr G. Lukashenko của nước láng giềng Belarus ngăn chặn làn sóng phản đối. Rồi ông Putin sau đó đã cử "lực lượng gìn giữ hòa bình" để ngăn chặn một cuộc chiến tàn khốc trên lãnh thổ tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Ngoài ra, Nga đã đồn trú hơn 100.000 quân ở biên giới với Ukraine để gây sức ép khi NATO muốn vươn tầm ảnh hưởng tới Kiev.

Trong số những người lính được cử đến Kazakhstan có các thành viên của Lữ đoàn 45. Đây là một đơn vị Spetsnaz tinh nhuệ, hay lực lượng đặc công, nổi tiếng với các hoạt động trong các cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai ở Chechnya. Lữ đoàn 45 cũng đã hoạt động ở Nam Ossetia, một khu vực tuyên bố độc lập khỏi Gruzia và là trung tâm của cuộc chiến năm 2008 ở Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014; và ở Syria.

Vai trò quyết đoán của Nga thực sự đóng góp bao nhiêu vào mục tiêu lâu dài của ông Putin là khôi phục sự thống trị của Moscow đối với phần lớn khu vực từng thuộc Liên Xô cũ? Đây là một vấn đề đang được tranh luận sôi nổi.

Ở Ukraine, việc Nga sáp nhập Crimea khiến cho Moscow bị cô lập trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế, làm sống lại những lo lắng của các nước châu Âu gần Nga. Thậm chí, ngay cả Thụy Điển và Phần Lan cũng dấy lên mối lo về việc liệu họ có nên gia nhập hay liên kết chặt chẽ hơn với NATO hay không.

Khi Kazakhstan tách khỏi Liên Xô cách đây ba thập kỷ, nước này nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ tư thế giới, trữ lượng dầu lớn và nhiều hứa hẹn và nguy hiểm đến mức Ngoại trưởng James A.Baker, đã vội vã đến đất nước mới để thắt chặt quan hệ bằng cách uống vodka nhà lãnh đạo Nursultan Nazarbayev. Họ còn vào chung nhà tắm và vụt cây lên nhau theo nghi thức đón khách quý ở Trung Á.

Kể từ đó, Kazakhstan đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân, trải thảm chào đón những công ty năng lượng khổng lồ của Mỹ như Chevron và Exxon Mobil, phát triển khai thác các mỏ dầu. Kazakhstan trở thành một đối tác đáng tin cậy đến nỗi, trong một thông điệp gửi tới nhà lãnh đạo đương nhiệm vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Biden nói với Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev rằng "Hoa Kỳ tự hào gọi đất nước của ngài là bằng hữu".

Cũng vì tình bằng hữu đó, Mỹ chẳng mấy đếm xỉa các báo cáo của Tổ chức Ân xá Thế giới về tình hình Kazakhstan. Phải nói là nhân quyền chưa bao giờ là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong các tính toán của Mỹ.

Mỹ bất ngờ và bị động trước tình hình Kazakhstan

Vậy điều gì đã dẫn đến các cuộc biểu tình? Các cuộc biểu tình bắt đầu khi chính phủ dỡ bỏ giá trần với khí hóa lỏng mà nhiều người Kazakhstan sử dụng để chạy xe ô tô của họ. Nhưng sự thất vọng của người dân sâu sắc hơn về sự chênh lệch kinh tế và xã hội. Người biểu tình muốn gì? Yêu cầu của những người biểu tình đã mở rộng phạm vi từ việc hạ giá nhiên liệu đến tự do hóa chính trị rộng rãi hơn.

Tại sao tình trạng bất ổn lại xảy ra có thể lan ra bên ngoài khu vực này? Từ trước đến nay, quốc gia giàu dầu mỏ vẫn được coi là trụ cột của sự ổn định chính trị và kinh tế trong một khu vực bất ổn. Nếu cái trụ lung lay thì chắc toàn khu vực cũng lung lay.

kazkh2.jpg

Các cuộc biểu tình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Vladimir Putin, người coi Kazakhstan là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của Nga. Chính phủ Kazakhstan đã đáp lại như thế nào? Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã gọi những người biểu tình là “một nhóm khủng bố”, tuyên bố Kazakhstan đang bị tấn công và yêu cầu liên minh quân sự do Nga dẫn đầu can thiệp. Các quan chức đã thiết lập tình trạng khẩn cấp và tắt truy cập internet.

Mukhtar Ablyazov là một nhà tài phiệt người Kazakhstan đã lưu vong sau khi bị ông Nazarbayev quay lưng. Theo Ablyazov, làn sóng phản đối hiện tại và việc chính phủ Kazakhstan kêu gọi sự giúp đỡ quân sự từ Nga là bằng chứng cho thấy phương Tây đã tính toán sai lầm và giao cho Nga. một chiến thắng lớn.

Kazakhstan, ông cho biết hôm 6.1 khi quân đội Nga triển khai, đã thành công trong việc “đưa cộng đồng quốc tế vào giấc ngủ ngon” với những hứa hẹn về các hợp đồng lớn. “Kết quả: Kazakhstan hiện đang dưới sự ủng hộ của Putin, người đã tận dụng lợi thế này để mở rộng quyền lực của mình”.

Steve LeVine là tác giả cuốn “Dầu mỏ và vinh quang”, một cuốn biên niên sử về cuộc đấu tranh giữa Moscow và Washington trong khu vực Trung Á. LeVine cho biết sự hiểu biết của Mỹ về Kazakhstan trong những năm độ lập đầu tiên chẳng có gì ngoài thông qua các mỏ dầu Tengiz.

Tuy nhiên, ông nói thêm, Kazakhstan vẫn phát triển thành một quốc gia ổn định, thịnh vượng và khoan dung hơn nhiều so với các nước láng giềng. Ông nói: “Kazakhstan không phải là một nền dân chủ phương Tây, nhưng nó là một nền dân chủ kiểu Trung Á. Các nước tại khu vực này được điều hành bởi những người ham quyền lực.

kazakh1.jpg

Những nhà lãnh đạo như vậy, đã tỏ ra cứng rắn một cách đáng ngạc nhiên với Kremlin, họ đã nhiều lần đối mặt với Điện Kremlin nhưng rốt cuộc sự yếu kém của họ cũng đưa ông Putin trở thành người bảo họ không thể thiếu mà họ thường hướng đến khi gặp khủng hoảng.

Alexander Cooley, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Barnard cho rằng Nga không có khả năng yêu cầu Tổng thống Tokayev nhượng bộ ngay lập tức nhưng đã đạt được đòn bẩy mạnh mẽ, làm đảo lộn những nỗ lực trước đây của Kazakhstan nhằm tránh nghiêng quá lệch trong việc đu dây ngoại giao giữa Moscow và Washington.

Các nhà chức trách Kazakhstan nói rằng cho đến nay hàng chục người biểu tình đã thiệt mạng, nhiều người bị thương nhưng phía an ninh cũng có 18 người đã thiệt mạng. Nếu các cuộc đụng độ kéo dài, Điện Kremlin có phải hành động để bảo vệ người gốc Nga. Điều đó sẽ lặp lại kịch bản ở Ukraine, nơi căng thẳng giữa người bài Nga và người thân Nga bị đẩy lên đỉnh điểm.

Còn ông Tokayev, người đã tiếp quản chiếc ghế tổng thống Kazkhstan vào năm 2019 từ ông Nazarbayev, hiện đang rất cần Nga để bình ổn tình hình và loại bỏ ảnh hưởng của ông Nazarbayev – người đã đi nhưng trà vẫn chưa chịu nguội. Nhưng ở đời, sự hỗ trợ tận tình như vậy hiếm khi được cung cấp miễn phí, đặc biệt đối với một nhà chiến thuật khó hiểu như ông Putin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Toan tính của Tổng thống Putin khi đưa quân Nga vào Kazakhstan