3 năm qua, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 9 bậc. Trong khi đó, các nước lại có những bước tiến nhanh hơn hẳn như: Brunei tăng 25 bậc, Indonesia tăng 15 bậc…

Tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam thua xa các nước trong khu vực

Trí Lâm | 10/01/2017, 13:24

3 năm qua, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 9 bậc. Trong khi đó, các nước lại có những bước tiến nhanh hơn hẳn như: Brunei tăng 25 bậc, Indonesia tăng 15 bậc…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo báo cáo này, các chỉ tiêu của Việt Nam mặc dù đạt so với yêu cầu của Chính phủ nhưng vẫn kém so với tốc độ cải thiện của các nước trong khu vực.

Cụ thể, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 9 bậc. Trong đó có 5/10 chỉ số của Việt Nam tăng là chỉ số bảo vệ nhà đầu tư; giao dịch thương mại qua biên giới; nộp thuế; bảo hiểm xã hội; tiếp cận điện năng.

Các chỉ số giảm mạnh là khởi sự kinh doanh; cấp phép xây dựng; tiếp cận tín dụng; đăng ký sở hữu tài sản; giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nguyên nhân của việc này là do Việt Nam không có cải cách nào trong thời gian qua ở những chỉ số này. Trong khi đó, các nước khác lại tiến nhanh hơn Việt Nam như: Brunei tăng 25 bậc, Indonesia tăng 15 bậc…

Một nguyên nhân nữa được đề cập là do nhiều bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện tốt chủ trương chính sách hoặc làm nửa vời khiến chủ trương, chính sách không đạt được yêu cầu đề ra.

Cụ thể là đến hết ngày 23.12.2016, chỉ có 31 địa phương có báo cáo kết quả về việc thực hiện Nghị quyết 19. Hơn nữa, Nghị quyết 19 năm 2016 được Chính phủ ban hành từ tháng 4.2016, nhưng một số tỉnh sau mấy tháng mới ban hành các kế hoạch hoạt động cụ thể. Việc chậm ban hành kế hoạch đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện và mục tiêu đề ra.

Theo Bộ KH-ĐT, trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh thì Việt Nam đã vượt Philippines nhưng vẫn chưa đạt mức trung bình của ASEAN-4 (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia), thậm chí một số chỉ tiêu chưa đạt mức trung bình của ASEAN 6.

Như vậy, mục tiêu đưa các chỉ số về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đạt mức trung bình của ASEAN-4 vào năm 2016 đã không đạt được. Đây được cho là thách thức lớn của năm 2017.

Bên cạnh đó, theo đánh giá về Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016, Việt Nam xếp thứ 60/138, giảm 4 bậc so với năm 2015 (56/140). Thứ hạng này thấp hơn hầu hết các nước ASEAN-6, chỉ đứng trên Lào và Campuchia.

Bộ này nhận định, hiện còn quá nhiều tồn tại, rào cản, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành của các Bộ. Do đó, khoảng cách giữa mục tiêu và việc thực hiện cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế màNghị quyết 19 đề ra vẫn còn khá xa, nhất là ở cơ sở, các địa phương.

Nhìn lại quá trình thực hiện Nghị quyết 19 trong 3 năm 2014 -2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết năm đầu tiên Nghị quyết đề ra 50 nhóm giải pháp, nhiệm vụ, thực hiện được 8, đang thực hiện 17 giải pháp chưa có kết quả rõ ràng.

Năm 2015 có 73 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đã thực hiện được 44%, đang thực hiện 23% và chưa thực hiện 33%. Cònnăm 2016 có tới 83 nhóm giải pháp, nhiệm vụ đã thực hiện được 42% nhưng mới qua 8 tháng và nếu tính đủ 1 năm thì tỷ lệ đã thực hiện sẽ vượt so với các năm trước.

So sánh tương quan với các nước ASEAN về môi trường kinh doanh, Phó thủ tướng nhấn mạnh để đạt được mục tiêu mức trung bình của ASEAN-4, Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện các chỉ số cụ thể.

"Hiện nay chúng ta xếp thứ 82, để lọt vào trung bình ASEAN-6, tính cả Singapore, thì chúng ta phải tiến tới vị trí 56, còn nếu muốn lọt vào trung bình ASEAN-4 thì chúng ta phải đứng thứ 43 trên thế giới” – Phó thủ tướng nói.

Nhấn mạnh đến thực tế hầu hết các chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều nhưng các nước khác cải cách nhanh hơn rất nhiều, Phó thủ tướng cho rằng cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là khâu thực hiện ở địa phương. Bản chất của việc cải thiện môi trường kinh doanh là vấn đề cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh thuê dịch vụ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến…

Do đó, dự thảo nghị quyết 19năm2017 đã đưa ra mục tiêu thứ hạng rất cụ thể đối với những chỉ số đang thấp như: Khởi sự kinh doanh từ vị trí 121 phải xuống 60; thủ tục cấp phép xây dựng từ 166 ngày phải rút ngắn thêm 30 ngày; thuế có tiến bộ nhưng vẫn còn 540 giờ và phải tiếp tục giảm; thời gian giải quyết tranh chấp từ 400 ngày còn 300 ngày…

Hoài Phong
Bài liên quan
Chính phủ yêu cầu tháo bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, trong đó nhấn mạnh việc tháo bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, chi phí thấp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam thua xa các nước trong khu vực