Tuyến đường An Phú Đông 35 cũng từng được đề xuất nâng cấp, sửa chữa, nhưng qua xem xét tuyến đường này chưa thực sự cấp bách so với  các tuyến đường khác.

TP.HCM: Vì sao tuyến đường ngập nước kéo dài hơn 6 tháng không được sửa chữa?

Hồ Quang | 26/10/2023, 19:20

Tuyến đường An Phú Đông 35 cũng từng được đề xuất nâng cấp, sửa chữa, nhưng qua xem xét tuyến đường này chưa thực sự cấp bách so với  các tuyến đường khác.

Sẽ nâng cấp, sửa chữa vào ngày 1.11 tới

Liên quan đến tuyến đường An Phú Đông 35 (quận 12, TP.HCM) bị ngập nước kéo dài, sau hơn 6 tháng nước vẫn không rút, chiều 26.10, ông Đậu An Phúc - Phó chủ tịch UBND quận 12, cho biết ngày 1.11.2023 tới đây tuyến đường này sẽ chính thức được khởi công nâng cấp, sửa chữa.

tphcm-vi-sao-tuyen-duong-ngap-nuoc-keo-dai-hon-6-thang-khong-duoc-sua-chua-hinh-anh(1).png
Ông Đậu An Phúc – Phó chủ tịch UBND quận 12 chia sẻ với báo chí vào chiều 26.10 - Ảnh: PV

“Trước mắt để tạo điều kiện cho người dân đi lại trong thời gian chờ nâng cấp, sửa chữa, địa phương đã tăng cường các máy bơm để giải quyết tình trạng ngập nước; đồng thời địa phương triển khai ngay các hố tạm thời để tiêu thoát nước đối với các cơn mưa sắp tới để tránh tình trạng ngập nước diễn ra”, ông Phúc cho biết.

Theo ông Phúc, tuyến đường An Phú Đông 35 đã được đưa vào kế hoạch nâng cấp, sửa chữa với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm trong đợt 3. Trong đó, người dân làm cống còn nhà nước làm đường.

“Người dân rất ủng hộ việc nâng cấp, sửa chữa tuyến đường này. Chúng tôi đã giao Ban quản lý dự án quận 12 làm chủ đầu tư và triển khai các thủ tục đấu thầu. Tổng chi phí đầu tư sửa chữa tuyến đường này là trên 3 tỷ đồng. Cuối tháng 10.2023 sẽ mở thầu và đến ngày 1.11.2023 chính thức khởi công sửa chữa tuyến đường An Phú Đông 35 này”, ông Phúc thông tin.

Đã từng đề xuất, nhưng tuyến đường này chưa cấp bách 

Theo ông Phúc, hiện nay không chỉ tuyến đường An Phú Đông 35 mà nhiều tuyến đường khác trên địa bàn quận 12 cũng không có hệ thống thoát nước, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Trước đây, việc thoát nước tại các tuyến đường này diễn ra theo tự nhiên, nước tự rút ra các khu đất trống, đồng ruộng. Việc thoát nước tự nhiên này vẫn diễn ra nhanh, nhưng hiện nay do đô thị hóa nên việc thoát nước tự nhiên bị hạn chế.

Trong khi đó, theo ông Phúc hiện quận 12 được phân cấp quản lý hơn 450km đường, nhưng kinh phí phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các tuyến đường giao thông rất thấp, chỉ có 30,5 tỷ đồng. Với một nguồn kinh hạn chế trên, địa phương đã thực hiện mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm. Mô hình này đã thực hiện trong nhiều năm qua.

Từ đầu năm 2023 đến nay quận đã triển khai được 27 tuyến đường theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm và đã khánh thành được 21 tuyến đường.

“Cả 27 tuyến đường này đều dựa vào mong muốn và nhu cầu người dân. Qua xác minh đây là những tuyến đường xuống cấp, hư hỏng nặng nên cấp thiết cần phải đầu tư, xây dựng. Đối với tuyến đường An Phú Đông 35 cũng được đề xuất, nhưng qua xem xét tuyến đường này chưa thực sự cấp bách so với các tuyến đường khác”, ông Phúc nói.

Theo ông Phúc qua khảo sát thực tế tuyến đường An Phú Đông 35 vào đầu mùa mưa cho thấy, tuyến đường này đã xuống cấp rất nhanh, có nhiều ổ gà do phải “chia lửa” cho Quốc lộ 1A mỗi khi bị kẹt xe, các phương tiện vận tải sử dụng tuyến đường này làm đường tránh.

Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Vì sao tuyến đường ngập nước kéo dài hơn 6 tháng không được sửa chữa?