Để vực dậy nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, TP.HCM đã xây dựng nhiều kịch bản và lên phương án cụ thể bằng cách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trước và sau dịch; nới lỏng từng bước các dịch vụ kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ kép…

TP.HCM vực dậy nền kinh tế sau đại dịch bằng cách nào?

27/04/2020, 14:59

Để vực dậy nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, TP.HCM đã xây dựng nhiều kịch bản và lên phương án cụ thể bằng cách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trước và sau dịch; nới lỏng từng bước các dịch vụ kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ kép…

TP.HCM sẽ nới lỏng từng bước để vực dậy nền kinh tế - Ảnh: Internet

Nới lỏng từng bước, thực hiện nhiệm vụ kép

Tại cuộc họp bàn cề tình hình kinh tế - xã hội diễn ra chiều 24.4, theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, kết quả đạt được về công tác phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua của TP.HCM là rất tích cực. Tuy nhiên, TP.HCM phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế.

Do đó, để tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 thì TP.HCM thực hiện nhiệm vụ kép. Đó là thành phố phấn đấu ngăn chặn xử lý tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đồng thời phải thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội TP.HCM năm 2020.

Để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định trong tình hình mới, ông Phong cho biết TP.HCM chủ động xây dựng chính sách để vực dậy nền kinh tế trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu kiểm soát tốt hơn. Chủ trương của thành phố là nới lỏng từng bước nhưng kiểm soát đúng mức, không cho phép tình trạng chủ quan coi thường dịch bệnh.

Ngoài ra, để giảm thiểu tác động của dịch bệnh, bên cạnh bộ chỉ số đánh giá tính rủi cho doanh nghiệp, TP.HCM sẽ tổ chức hậu kiểm việc cam kết, tuân thủ của doanh nghiệp trong phòng, chống dịch; khẩn trương triển khai 7 bộ chỉ số đánh giá an toàn COVID-19 gắn với phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Đặc biệt, vào đầu tháng 5 tới, dự kiến TP.HCM sẽ tổ chức tọa đàm kinh tế, mời các chuyên gia, các hiệp hội, doanh nghiệp góp ý các kịch bản tăng trưởng kinh tế thành phố.

Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo nhiều biện pháp để phát triển kinh tế sau đại dịch - Ảnh: HMC

Trợ giúp người dân gặp khó khăn

Để vực dậy nền kinh tế, TP.HCM cũng có chủ trương triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Theo đó, TP.HCM sẽ xây dựng cơ chế chính sách đặc thù tiếp thêm động lực cho người dân vượt qua khó khăn hiện nay.

Đáng chú ý, bên cạnh gói hỗ trợ của Chính phủ thì thành phố sẽ chủ động giúp chi phí cho người lao động mất việc làm và cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng vì COVID-19. Hiện tại, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội đã báo cáo Chính phủ để triển khai sớm nhất.

Không những vậy, thành phố còn xây dựng gói bảo trợ an sinh xã hội đảm bảo hàng hóa thiết yếu; gói kinh tế giảm thiệt hại khó khăn, tăng cường sức chịu đựng của doanh nghiệp và chuẩn bị điều kiện phục hồi sau dịch bệnh một cách nhanh chóng; thúc đẩy ngành kinh tế số trong điều kiện dịch bệnh.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau đại dịch

UBND TP.HCM mới đây đã ban hành kế hoạch khẩn hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau đại dịch COVID-19 từ nay đến ngày 31.12. Theo đó, ngoài các giải pháp tập trung hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh trong điều kiện đảm bảo an toàn, UBND TP.HCM sẽ hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp đang sản xuất và doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất.

Trong đó, TP.HCM sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ giảm giá tiền điện cho người dân và doanh nghiệp trên cơ sở chấp thuận chủ trương của Thủ tướng. Đối với chi phí về nước, TP.HCM hỗ trợ giảm giá nước sinh hoạt cho người lao động nghèo và hỗ trợ giảm giá nước cho các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh - dịch vụ.

Đối với chính sách về thuế, TP.HCM triển khai ngay việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

TP.HCM cũng giao Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM làm việc với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố để thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn…

Xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cho từng quý

Để thúc đẩy tăng trường kinh tế, Chủ tịch UBND TP.HCM mới đây đã yêu cầu các sở ngành nghiên cứu kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế từng quý và cho năm 2020, dự báo đánh giá từng ngành, lĩnh vực. Từ việc này phải có giải pháp thúc đẩy ngành, lĩnh vực ưu tiên, tiềm năng và có giá trị cao, nhằm đạt mức tăng trưởng GRDP cao nhất có thể. Từng ngành, địa phương phải rà lại kế hoạch năm nhằm đảo bảm các giải pháp khả thi để duy trì phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đạt cao nhất kết quả cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, thành phố sẽ làm việc với các cơ quan trung ương để hoàn chỉnh đề án điều chỉnh tỉ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

TP.HCM còn triển khai các đề án như không tổ chức HĐND quận và phường trên địa bàn; triển khai đề án khu đô thị sáng tạo tương tác phía đông trên cơ sở sát nhập quận 2, quận 9 và Thủ Đức; đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực…

Ngoài ra, để đảm bảo công tác chống dịch vừa phát triển kinh tế, UBND TP.HCM chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến, giáo dục số, y tế số, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, tăng cường sử dụng dịch vụ trực tuyến công cấp 3, cấp 4 trong thời gian tới. Mặt khác, TP.HCM cũng tăng cường quản lý nhà nước về đô thị.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
40 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM vực dậy nền kinh tế sau đại dịch bằng cách nào?