Nhiệt độ tăng cao trên khắp Tây Ban Nha được cho là nguyên nhân làm tăng số lượng gián đột biến gien có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng.
Kiến thức - Học thuật

Trái Đất nóng lên khiến loài gián đột biến gien theo hướng nguy hiểm hơn

Anh Tú 19:34 21/04/2024

Nhiệt độ tăng cao trên khắp Tây Ban Nha được cho là nguyên nhân làm tăng số lượng gián đột biến gien có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng.

gian.jpg
Gián từng sống sót qua nhiều lần Trái Đất xảy ra các đợt tuyệt chủng

Biến đổi khí hậu có thể gây ra sự gia tăng đáng lo ngại về số lượng gián xâm nhập ở Tây Ban Nha - cũng như những thay đổi về cấu trúc di truyền của chúng.

Các chuyên gia cho biết, do điều kiện môi trường thuận lợi, loài vật đáng ghét này ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kết quả là vào năm 2023, số lượng thông báo về gián đã tăng 32% so với năm 2022. Nhưng vấn đề không được giải quyết và vào năm 2024, số vụ việc liên quan đến gián còn tăng thêm 33%.

Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ nóng kỷ lục là nguyên nhân gây ra những con gián 'đột biến' Nhiệt độ tăng lên đồng nghĩa với việc chu trình trao đổi chất của loài côn trùng gây hại này tăng tốc - và đặc biệt rõ ràng ở loài gián vàng mà ta hay thấy trong nhà. Nhiệt độ nóng hơn mức trung bình cũng có nghĩa là mùa sinh sản của gián kéo dài hơn và khả năng kháng thuốc diệt côn trùng thông thường của chúng đã được tăng cường.

Biến đổi khí hậu đã gây ra những thay đổi này ở loài gián như thế nào?

Jorge Galván là giám đốc Hiệp hội các công ty sức khỏe môi trường quốc gia (ANECPLA). Phát biểu với tờ 20 Minutos, Galván giải thích: “Chu trình trao đổi chất của gián được tăng tốc” do nhiệt độ và chúng trở nên miễn dịch với thuốc trừ sâu.

Theo Galvan, sự nóng lên liên tục của Trái Đất đã khiến Tây Ban Nha thay đổi từ "khí hậu cận nhiệt đới sang khí hậu nhiệt đới". Ông nói: “Mùa nóng ngày càng dài hơn và mùa lạnh ngày càng nóng hơn. Bây giờ các loài gây hại "đã hoạt động sớm một vài tháng" và đã kéo dài thời gian hoạt động sau đó thêm khoảng một tháng rưỡi. Điều này có nghĩa là mùa sinh sản dài hơn và do đó số lượng gián xuất hiện nhiều hơn.

Gián có xu hướng thoát ra khỏi trạng thái ngủ đông khi mùa xuân đến gần. Hiện nay, khi nhiệt độ nóng lên, sự sinh sôi nảy nở của loài gây hại này ở Tây Ban Nha gây mối lo ngại ngày càng lớn với sức khỏe cộng đồng.

Đáng lo ngại hơn, vì số lượng gián nhiều hơn sẽ làm tăng đáng kể "xác suất xảy ra biến đổi gien" chẳng hạn như những trường hợp kháng thuốc diệt côn trùng đang xảy ra. Galvan cho biết các chuyên gia lo ngại rằng sự thay đổi di truyền này đang gây khó khăn cho việc kiểm soát quần thể gián một cách hiệu quả.

Carlos Pradera, giám đốc kỹ thuật của công ty kiểm soát dịch hại Anticimex, giải thích: Sự tiến hóa DNA mà loài gián đang phát triển đã khiến việc kiểm soát chúng trở nên "rất phức tạp" trong thời gian gần đây. “Chúng ta càng tìm cách tiêu diệt, chúng càng kiên cường”, Pradera nhận định.

Tuy nhiên, những người kiểm soát dịch hại đang cố gắng giải quyết vấn đề ngày càng gia tăng một cách bình tĩnh. Họ đang hướng tới việc sử dụng các phương pháp ít ảnh hưởng tới hệ sinh thái và bền vững hơn, từ các biện pháp cải thiện vệ sinh đến bẫy cơ học thay vì dùng hóa chất.

Gián Đức lần đầu tiên được phát hiện ở châu Âu vào thế kỷ 18 và được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau trong thời gian qua.

Vào những năm 1990, việc phun thuốc diệt côn trùng đã được thay thế bằng việc sử dụng 'mồi ngọt' có chứa thuốc trừ sâu. Chúng giải phóng ít hóa chất có thể gây hại cho môi trường. Thế nhưng, các giống gián hiện nay ngày càng không nhạy cảm với loại mồi ngọt sát thủ này, nghĩa là nhiều loài trong số chúng vẫn có thể sống sót và còn sống dai hơn.

Gián Đức là loài gián phổ biến ở các nước nhiệt đới. Chúng thường sống nơi ẩm ướt như không gian bếp, nhà vệ sinh, trong kẹt hốc tối, gần nguồn thức ăn,… Chúng sinh sản rất nhanh và khó diệt, chỉ cần có nước là chúng có thể sống đến 1 tháng mà không cần thức ăn.

Gián Đức đến từ đâu?
Gọi tên là gián Đức vì thời trước, các nhà khoa học nhầm tưởng nó tới từ châu Âu. Lần thứ hai đi lần dấu gián Đức, người ta tìm được tới đông bắc châu Phi nhưng đến lần thứ ba, những bằng chứng mới cho thấy gián Đức đến từ … Đông Nam Á.

Nguy cơ nhiễm bệnh
Gián Đức chuyên chở các mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh từ nhiều nơi khác nhau, phổ biến nhất là E. coli, Salmonella, Shigella… chúng có thể gây ra chứng viêm phổi và lây nhiễm ký sinh trùng như sán, giun,…

Khi vào nhà chúng sẽ rải rác mầm bệnh khắp nơi như thức ăn thừa, dao, thớt, dụng cụ nấu ăn,… Nếu không để ý thì vô tình dùng các vật dụng này nấu ăn sẽ dẫn đến nhiễm bệnh.

Gây dị ứng
Chúng để lại chất thải hoặc lột xác trong các không gian quanh nhà, với những người có cơ địa dễ dị ứng sẽ gặp các tình trạng như mẩn đỏ, cay mắt, các bệnh về đường mũi,…. Vì chất thải của gián Đức có mùi hôi rất khó chịu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trái Đất nóng lên khiến loài gián đột biến gien theo hướng nguy hiểm hơn