Hệ thống thông tin giám định Bảo hiểm Y tế (BHYT)đã phát hiện ra nhiều sai phạm từ các hồ sơ khám chữa bệnh bằng BHYT gây khó khăn và thất thoát tài chính cho nhà nước.

Triển khai hệ thống giám định BHYT: Kiểm tra một tỉnh đã phải xuất toán hai trăm tỉ đồng

Hải Yến | 24/01/2017, 10:58

Hệ thống thông tin giám định Bảo hiểm Y tế (BHYT)đã phát hiện ra nhiều sai phạm từ các hồ sơ khám chữa bệnh bằng BHYT gây khó khăn và thất thoát tài chính cho nhà nước.

Chiều23.1, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đãtổ chức hội nghị báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống thông tin giám định Bảo hiểm y tế. Tham dự hội nghị có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Được thiết lập và chính thức hoạt động từ ngày 25.6.2016, Hệ thống thông tin giám định BHYT đã tiếp nhận gần 70 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán với số tiền gần 37.000 tỉđồng; kết nối liên thông trong giám định, thanh toán BHYT với 12.000 cơ sở y tế trên toàn quốc.

Nhưng kết quả quan trọng hơn là phần mềm giám định đã thống kê các trường hợp sử dụng thẻ BHYT khám nhiều nơi trong cùng ngày, nhiều lần trong tháng tại các cơ sở khám chữa bệnh; nhiều hồ sơ đề nghị thanh toán trùng thời gian, trùng lắp chi phí. Phó thủ tướng cho biết đa số các đơn vị khám chữa bệnh chưa thực hiện đầy đủ thường xuyên việc cập nhật dữ liệu, khiến tài sản thất thoát, gây khó khăn trong việc kiểm soát lạm dụng thẻ BHYT.

Theo Phó thủ tướng, việc kết nối được hơn 12.000 cơ sở y tế là sự kiện cực kỳ quan trọng, đánh dấu bước thay đổi căn bản quản lý của ngành bảo hiểm, của BHYT. “Hiện có khoảng 23.000 loại thuốc, trên 16.000 dịch vụ y tế được BHYT thanh toán với trên 70 triệu người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh hàng năm, nếu chúng ta không ứng dụng CNTT thì khó tránh khỏi thất thoát. Đây là việc khó khăn không chỉ về thói quen, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của một số người luôn muốn mọi thứ mập mờ để trục lợi”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị báo cáo tổng kết

Thực tế, BHXH Việt Nam mới đi kiểm tra kỹ thuật liên quan đến thanh toán BHYT ở một tỉnh đã xuất toán hơn 200 tỉđồng trong khi tiền thuê dịch vụ CNTT cho toàn bộ hệ thống giám định BHYT qua mạng một năm hết 150 tỉđồng. Cá biệt có một phòng khám tư nhân vào xuất toán hơn 100 tỉđồng. “Nếu số tiền bị thất thoát đó được sử dụng cho người dân, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu thì tốt biết bao nhiêu”, Phó thủ tướng nêu ý kiến.

“Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam có văn bản gửi ngay Chủ tịch UBND các tỉnh để quán triệt chủ trương này. Đây là vấn đề liên quan đến minh bạch hóa, chống tham nhũng, chống tiêu cực. Bệnh việnnào, nơi nào cố tình không làm là có biểu hiện tiêu cực. Nơi nào chậm kết nối, ngành BHXH Việt Nam cần xuống kiểm tra ngay việc thanh toán BHYT. Chúng ta phải cương quyết làm”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

“Ở đây, ngành y tế, BHXH Việt Nam phải vào cuộc vì dù là BHYT nhà nước hay BHYT thương mại thì cũng là BHYT. Và thực tế các doanh nghiệpbảo hiểm thương mại rất muốn kết hợp với BHXH Việt Nam để phát triển BHYT. Những doanh nghiệpnày có dịch vụ khuyến mãi, tiếp cận khách hàng rất tốt, còn BHXH Việt Nam, ngành y tế có thể chia sẻ dữ liệu về khám chữa bệnh để chống trục lợi từ BHYT” - Phó thủ tướng định hướng và chỉ ra vấn đề giải quyết.

Biểu dương những nỗ lực của ngành bảo hiểm, y tế đã quyết tâm vượt qua rất nhiều khó khăn, thói quen lâu nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn lĩnh vực BHYT tiếp tục có những bước đổi mới căn bản hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, để mỗi người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh định kỳ từ trạm y tế xã.

Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cũng cho rằng, đây là hướng đi khả thi và sẽ mở ra những thay đổi tích cực trong việc thực hiện chính sách BHYT. “Ngành BHXH giữ tiền cho dân, thì phải biết trân trọng, nâng niu từng đồng. Quan trọng nhất là tiền đó phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả; nếu để thất thoát là có lỗi với nhân dân. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản lý BHYT là cách làm khoa học. Tôi tin tưởng hệ thống sẽ phát huy hiệu quả, với mục đích cao nhất là người dân được hưởng lợi”- bà Mai khẳng định.

Chia sẻ bên lề hội nghị về vấn đề hệ thống thông tin giám định BHYT, ông Nguyễn Ngọc Hiền - Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai cho rằng sau thời gian triển khai hệ thống đã mang lại thuận lợi cho các bên khi tiền bảo hiểm được thanh toán nhanh chóng, giúp quản lý bệnh viện được công khai, tài chính rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn còn gặp khó khăn khi mỗi danh mục phải gắn với một mã nên việc ánh xạ các dữ liệu lên hệ thống dùng chung phải mất rất nhiều thời gian. Khó khăn nữa là việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giám định cần có lộ trình và kinh phí, trình độ chuyên môn của nhân viên ở các trạm y tế xã vẫn chưa theo kịp đà phát triển của công nghệ, gây khó khăn cho bệnh viện tuyến trên.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển khai hệ thống giám định BHYT: Kiểm tra một tỉnh đã phải xuất toán hai trăm tỉ đồng