Trang Hindu Times (Ấn Độ) vừa liệt kê 8 viên tướng Trung Quốc liên quan đến các chiến dịch căng thẳng tại biên giới Ấn – Trung. Trong số đó có 2 viên tướng Triệu Tông Kỳ và Uông Hải Giang từng là bại binh khi Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979.

Trong 8 tướng Trung Quốc dính líu đến căng thẳng với Ấn Độ, có 2 người bại trận trước Việt Nam

10/08/2020, 17:20

Trang Hindu Times (Ấn Độ) vừa liệt kê 8 viên tướng Trung Quốc liên quan đến các chiến dịch căng thẳng tại biên giới Ấn – Trung. Trong số đó có 2 viên tướng Triệu Tông Kỳ và Uông Hải Giang từng là bại binh khi Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979.

1. Tướng Triệu Tông Kỳ, Tư lệnh quân khu Miền Tây

Một chuyên gia trinh sát đặc nhiệm, Triệu Tông Kỳ, 65 tuổi, được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân khu Miền Tây của PLA vào ngày 1.2.2016. Sinh ra tại quận Bin, tỉnh Hắc Long, ông được điều vào trung đoàn 118 ở Thành Đô, dựa trên tập đoàn quân 14 (nay đã giải tán) năm1970. Ông thuộc đơn vị trinh sát trong cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979 và thực hiện các hoạt động đặc biệt và các nhiệm vụ trinh sát giá trị cao cho PLA.

Triệu Tông Kỳ từng là cố vấn quân sự cho Tanzania vào năm 1988 trước khi trở thành Tư lệnh Lữ đoàn Sơn cước 52 ở quân khu Tây Tạng. Ông đã trải qua hàng loạt các vị trí gồm cả vị trí trưởng phòng tình báo của Tập đoàn quân 14 trước khi đảm nhận chức vụ Tư lệnh tập đoàn vào năm 2004. Triệu Tông Kỳ chỉ huy Tập đoàn quân 13 ở Côn Minh thuộc quân khu Thành Đô trước khi trở thành Tham mưu trưởng quân khu Tế Nam bao gồm các tỉnh Sơn Đông và Hà Nam. Được thăng cấp Thiếu tướng vào năm 2009, Triệu Tông Kỳ trở thành Tư lệnh quân khu Tế Nam vào năm 2015 và sau đó là Tư lệnh quân khu Miền Tây với quân hàm đại tướng vào năm 2016. Mặc dù các tư lệnh quân khu PLA thường nghỉ hưu ở tuổi 65, nhưng Triệu Tông Kỳ, người vẫn tại ngũ trong căng thẳng hồi tháng 4.

2. Trung tướng Từ Khởi Linh, Tư lệnh Lực lượng Lục quân thuộc Bộ Tư lệnh quân khu Miền Tây

Từ Khởi Linh 57 tuổi sinh ra ở Hà Nam chịu trách nhiệm triển khai xe tăng và đại bác trong khu vực Aksai Chin. Lực lượng lục quân của PLA không chỉ chịu trách nhiệm về pháo đất mà còn cả lực lượng phòng không bao gồm pháo phòng không, tên lửa đất đối không cũng như tên lửa tầm xa. Từ Khởi Linh là Tư lệnh Tập đoàn quân 83 đóng doanh trại tại Hà Nam trước khi đảm nhận chức Tư lệnh Tập đoàn quân 79 ở Thẩm Dương, Liêu Ninh trong Bộ Tư lệnh quân khu Miền Bắc vào năm 2017. Ông là Tư lệnh lực lượng lục quân thuộc quân khu Miền Đông vào năm 2018 và được thăng chức làm Phó tư lệnh quân khu miền đông. Ông phụ trách hỏa lực yểm trợ ở khu vực căng thẳng hiện tại.

3. Trung tướng Wang Qiang, Tư lệnh Lực lượng Không quân thuộc quân khu Miền Tây

Wang chịu trách nhiệm hỗ trợ trên không cho PLA với 4 sư đoàn máy bay chiến đấu, một sư đoàn vận tải và một sư đoàn máy bay ném bom. Wang đã nắm giữ một loạt các nhiệm vụ chỉ huy cấp cao bắt đầu từ Tư lệnh Không quân của quân khu Tế Nam. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Bộ Tư lệnh quân khu Miền Tây từ năm 2016 bao gồm Phó Tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng và Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân. Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lực lượng Không quân PLA thuộc quân khu Miền Tây vào tháng 12.2019.

4. Trung tướng Uông Hải Giang, Tư lệnh quân khu Tây Tạng

Uông Hải Giang, 57 tuổi, Tư lệnh quân khu Tây Tạng, vùng đất rất nhạy cảm kể từ ngày 10.12.2019. Ông gia nhập quân đội năm 1977 và được Trung Quốc "trao tặng Huân chương" vì tham gia cuộc chiến mà Trung Quốc rơi vào thế thất bại trước Việt Nam. Ông đã giữ một loạt các chức vụ bao gồm Phó Tư lệnh quân khu Nam Tân Cương, chịu trách nhiệm bảo vệ Aksai Chin. Ông là Phó Tư lệnh quân khu Tây Tạng vào năm 2016 trước khi được thăng cấp tướng và đảm nhận chức Tư lệnh. Ông đã xuất bản một số bài báo về chiến thuật huấn luyện ở các vùng núi, và tầm quan trọng của các công trình quốc phòng ở Tây Tạng. Uông Hải Giang là một chuyên gia trong các nhiệm vụ tuần tra và trinh sát.

5. Trung tướng Lưu Vạn Long, Tư lệnh quân khu Tân Cương

Lưu Vạn Long 58 tuổi đã có mặt ở khu vực này từ năm 2008. Ông là Tư lệnh quân khu Cam Túc vào năm 2016 và trở thành Tư lệnh Tân Cương vào năm 2017. Ông được thăng cấp bậc Trung tướng vào tháng 7.2018. Đánh giá quân sự của Liu sẽ rất quan trọng đối với Tư lệnh quân khu Miền Tây Triệu Tông Kỳ.

6. Thiếu tướng Liu Lin, Tư lệnh quân khu Nam Tân Cương

Thiếu tướng Liu, 57 tuổi, được biết đến ở Ấn Độ với tư cách là người đại diện chính của Trung Quốc khi đối thoại với Tư lệnh Quân đoàn XIV, Trung tướng Harinder Singh. Liu không chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán giảm căng thẳng mà còn góp mặt trong các cuộc họp marathon tại Moldo và Chushul. Xuất thân là một lính pháo binh, tướng Liu đã tham gia cuộc diễu hành quân sự Zurihe vào năm 2017 với tư cách chỉ huy đội pháo tự hành. Ông từng là tư lệnh sư đoàn quân sự số 8 Tân Cương trước khi được thăng cấp thiếu tướng vào năm 2015 và là Phó Tư lệnh Tân Cương. Ông nắm quyền chỉ huy quân khu Nam Tân Cương vào năm 2019 sau khi giữ chức vụ Tham mưu trưởng.

7. Thiếu tướng Liu Geping, Tư lệnh quân khu Thanh Hải

Thiếu tướng Liu được bổ nhiệm vào chức vụ này vào tháng 4.2020 sau khi được thăng cấp vào tháng 7.2017. Ông đã phục vụ trong quân khu Ngari đối diện với Demchok ở khu vực Ladakh. Liu Geping giữ chức Tư lệnh Quân đoàn chế tạo và xây dựng năm 2017.

8. Thiếu tướng Qu Xinyong, Tư lệnh quân khu Tứ Xuyên

Ông được bổ nhiệm vào vị trí này vào ngày 21. 4. Sinh ra ở Sơn Đông, viên tướng 59 tuổi này từng là Chỉ huy Sư đoàn bộ binh 31 vào năm 2013. Ông trở thành phó Tư lệnh quân khu Vân Nam vào năm 2014 và là Tư lệnh quân khu Thanh Hải vào năm 2017.

A.T (theo Hindu Times)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trong 8 tướng Trung Quốc dính líu đến căng thẳng với Ấn Độ, có 2 người bại trận trước Việt Nam