Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Stilwell phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia cuộc bỏ phiếu ở Tòa án quốc tế sắp tới cần đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên đến từ CHND Trung Hoa (PRC) và xem xét liệu một thẩm phán PRC góp mặt tại Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ của Bắc Kinh, câu trả lời có lẽ đã rõ ràng”.

Lo Trung Quốc tạo sóng ở Biển Đông, Mỹ quyết không để Bắc Kinh cài người vào Toà án quốc tế

04/08/2020, 15:14

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Stilwell phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia cuộc bỏ phiếu ở Tòa án quốc tế sắp tới cần đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên đến từ CHND Trung Hoa (PRC) và xem xét liệu một thẩm phán PRC góp mặt tại Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ của Bắc Kinh, câu trả lời có lẽ đã rõ ràng”.

Mỹ đề cao cảnh giác Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh: Internet

Trung Quốc đã tự đề cử một ứng cử viên người Trung Quốc cho vị trí thẩm phán trong một tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển. Nhưng Mỹ đang tìm cách ngăn chặn ý định Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh đã bỏ qua luật biển quốc tế ở Biển Đông.

Không thể để kẻ châm ngòi đi chữa cháy

Tại một diễn đàn trực tuyến do Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS) tổ chức hồi tháng trước, ông David Stilwell, Trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đã khẳng định: “Để Trung Quốc giữ vị trí này không khác gì mời kẻ châm ngòi đi chữa cháy”.

Đồng thời, ông Stilwell phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia cuộc bỏ phiếu ở Toà án quốc tế sắp tới cần đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên đến từ CHND Trung Hoa (PRC) và xem xét liệu một thẩm phán PRC góp mặt tại Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ của Bắc Kinh, câu trả lời có lẽ đã rõ ràng”.

Tòa án quốc tế về Luật Biển dự kiến ​​sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào tháng 8 hoặc tháng 9 tới để chọn ra 7 thẩm phán để phục vụ nhiệm kỳ 9 năm. Tất cả 168 nước ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, hay còn gọi là UNCLOS, sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu chọn tới đây.

UNCLOS là một tổ chức hiệp ước quốc tế thiết lập các quyền và trách nhiệm trên biển của các quốc gia. Nó tạo cơ sở nền tảng cho các tòa án quốc tế, như Tòa án quốc tế về Luật Biển, giải quyết tranh chấp trên biển.

Năm 2016, Tòa án Trọng tài thường trực dựa theo các nguyên tắc của UNCLOS, đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với gần 90% Biển Đông là vô căn cứ. Trung Quốc, nước vốn phê chuẩn công ước, đã từ chối chấp nhận phán quyết.

Trong khi đó, Mỹ lại rơi vào thế kẹt khi không được phép bỏ phiếu trong cuộc bầu thẩm phán tới vì không phê chuẩn công ước. Việc Mỹ không phê chuẩn UNCLOS là một điểm yếu luôn được phía Trung Quốc khai thác.

Hồi tháng trước, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh khi trả lời về phản ứng trước tuyên bố của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwel, đã nhắc lại với ý giễu cợt: “Cho đến nay, Mỹ đã không phê chuẩn UNCLOS, nhưng luôn coi mình là người bảo vệ nó”.

Bà Hoa còn nói: “Thẩm phán của Tòa án thực hiện nhiệm vụ trong khả năng của bản thân” để tỏ ý rằng ứng cử viên của Trung Quốc là một người hoạt động độc lập dựa trên “luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế” chứ không chịu chi phối từ quê nhà. Nhưng người Mỹ và thế giới liệu có tin nổi điều này?

Mỹ trở nên cứng rắn hơn đối với Trung Quốc

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc giới thiệu một ứng cử viên cho cuộc bầu chọn thẩm phán tại Tòa án quốc tế về Luật Biển. Trên thực tế, 3 thẩm phán Trung Quốc đã phục vụ tại tòa án quốc tế này kể từ lần đầu tiên tổ chức cuộc bầu chọn vào năm 1996.

Nhưng lần này, Mỹ đã đặc biệt chú ý đến đề cử mới nhất của Trung Quốc khi họ đang thể hiện lập trường cứng rắn chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông, một khu vực biển giàu tài nguyên và có tuyến đường thủy thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.

Bình luận của Trợ lý ngoại trưởng Stilwell tại diễn đàn CSIS được đưa ra chỉ cách đúng một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bác bỏ hầu hết với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, một khu vực bao gồm khoảng 1,4 triệu dặm vuông, mà trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền một cách phi lý dựa trên cái gọi là "đường 9 đoạn" đầy mơ hồ mà họ nói là phân định lãnh thổ lịch sử trong các bản đồ cũ của... Trung Quốc. Đường 9 đoạn này cũng đã bị bác bỏ trong phán quyết của tòa án năm 2016.

Theo UNCLOS, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với tài nguyên quốc gia trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển và họ được quyền thực hiện các hoạt động kinh tế và nghiên cứu hàng hải trong khu vực đó. Trong khi khu vực được đánh dấu bằng đường 9 đoạn do Bắc Kinh tự vẽ lại quá xa so với 200 hải lý từ bờ biển Trung Quốc.

Mỹ từ lâu đã thúc đẩy tự do hàng hải bằng đường hàng không và đường biển qua đường thủy. Tuy nhiên, đến tháng trước, Mỹ mới từ bỏ thái độ trung lập để lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông.

Các nhà phân tích cho rằng lập trường cứng rắn hơn của Washington đối với Bắc Kinh ở Biển Đông có thể khuyến khích các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thể hiện thái độ rõ ràng hơn đối với Bắc Kinh.

"Sau này, khi một tàu cảnh sát biển Trung Quốc quấy rối giàn khoan dầu ngoài khơi Việt Nam hoặc một đội tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Indonesia, Mỹ có thể sẽ cất tiếng mạnh mẽ hơn để lên án hành động phi pháp này", ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến ​​minh bạch hàng hải châu Á tại CSIS phân tích, “và điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đối với danh tiếng của Trung Quốc trên trường quốc tế ”.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
36 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo Trung Quốc tạo sóng ở Biển Đông, Mỹ quyết không để Bắc Kinh cài người vào Toà án quốc tế