Tạp chí phân tích Eurasia Review nhận định do sức ép quốc tế, Trung Quốc phải đối phó với nhiều thách thức sau khi có phán quyết trọng tài. Trong đó có nguy cơ xảy ra xung đột trên Biển Đông và quan hệ với các nước láng giềng bị suy yếu.

Trung Quốc hứng chịu nhiều thách thức sau phán quyết của PCA

Cẩm Bình | 17/07/2016, 09:31

Tạp chí phân tích Eurasia Review nhận định do sức ép quốc tế, Trung Quốc phải đối phó với nhiều thách thức sau khi có phán quyết trọng tài. Trong đó có nguy cơ xảy ra xung đột trên Biển Đông và quan hệ với các nước láng giềng bị suy yếu.

Trung Quốc từbỏ quyền lợi của mình

Sau khi Tòa Trọng tài thường trực ra phán quyết vềvụ kiện giữaPhilippines vàTrung Quốc về vấn đề Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh lẫntruyền thông nước nàyđã không ngừng đưa ra lập luận bác bỏphán quyết trọng tài.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định lập trường không chấp nhận bất cứ đề xuất hay hành động nào dựa trên phán quyết.Thứtrưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nhắc lại cácluận điểm sai trái của nước này để chứng minh phán quyết của tòa không công bằng và do đó Trung Quốc không chấp nhận.

Tuy nhiên, nhiều học giả đã phản bác lại rằng Trung Quốc đã không cân nhắc đầy đủ tác động từ quyết địnhkhông tham gia vụ kiện nên bây giờnhận thiệt thòi là điềukhông tránh khỏi.

Khi không tham gia vụ kiện,Trung Quốc không chỉ bỏ quyền được chỉ định trọng tài viên của mình (phải để một thẩm phán Nhật làm người chọn trọng tài viên cho vụ kiện) mà còn bỏ cả quyền được trình bày những lập luận pháp lý và chứng cứ trước tòa cũng như trước cộng đồng quốc tế.

Quan trọng hơn, Trung Quốc dường như không đoán được rằng phán quyết sẽ làm mất đi hiệu lực của tuyên bố chủ quyền phi pháp dựa trên “đường chín đoạn”.

Theo giáo sư Trịnh Vương thuộc khoa quan hệ quốc tế ĐH Seton Hall (New Jersey, Mỹ),có vẻ nước này không lường trước việc các trọng tài viên đã phát hiện rằng yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc tráingược với chính những gì nước này ủng hộ khi tham gia đàm phán Công ước LHQ về luật biển 1982 (UNCLOS).

Giáo sư Trịnh cho biết: “Khi tham gia đàm phán về UNCLOS, Trung Quốc đã chọn đứng về phía các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, ủng hộ đòi có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Giới ngoại giao Trung Quốc lúc đó đã quên đi Biển Đông và “đường chín đoạn”. Họ đặt ý thức hệ lên trên lợi ích quốc gia và không nghĩ tới việc vùng đặc quyền kinh tế này sẽ đem lại rắc rối cho họ sau này”.

Chính vì không xem xét thấu đáo nênTrung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện mà lại đơn phương tiến hành các hành vi phi pháp trên Biển Đông như xây dựng đảo nhân tạo cũng như cơ sở vật chất quân sự hủy hoại môi trường sinh thái biển, vi phạm UNCLOS.

Tàu USS Lassen (Mỹ) tuần tra trên Biển Đông- ảnh: epa.eu
Tàu USS Lassen (Mỹ) tuần tra trên Biển Đông - Ành: epa.eu

Sức ép quốc tế

Mặc dù Tòa Trọng tài thường trựcthiếu cơ chế cưỡng chế thực thi phán quyết, nhưng cộng đồng quốc tế có thể gây sức ép khiến các bên phải tuân thủ.

Sau phán quyết, Mỹ có thể tăng cường hoạt động quân sự tại Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp.

Philippines cũng có thể sẽ hợp tác với Mỹ, Việt Nam, Malaysia và Indonesia để tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông. Thậm chí, Philippines rất có khả năng ngỏ ý mua cácthiết bị quốc phòng phục vụ cho lực lượng hải quân từ Ấn Độ.

Ngoài ra, Pháp cũng đã lên tiếng kêu gọi tổ chứctuần tra chung của Liên minh châu Âutại Biển Đông để bảođảm quyền tự do hàng hải cho tàu thuyền châu Âu trên vùng biển tranh chấp.

Ngoài quan ngại về những cuộc đụng độ giữa tàu hải quân của các nước kể trên với tàu hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc, giới phân tích cũng chú ý đến lực lượng tàu cá Trung Quốc vốn đóng vai trò như “lực lượng dân quân”.

Lực lượng nàyhỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng nhiều biện pháp, thậm chí bằng vũ lực.

Giới phân tích nhận định các nước có liên quan trong tranh chấp Biển Đông có thể sẽ bắt chước Trung Quốc và “quân sự hóa” vùng đánh bắt của mình bằng cáchxây dựng một lực lượng tàu cá tương tự. Sự xuất hiện của các lực lượng này sẽ tăng khả năng xảy ra xung đột vũ trang trong tương lai.

Thách thức từ các nước láng giềng

Trong phán quyết, Tòa Trọng tài đã xác định vùng lãnh hải 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines cũng như của các nước khác, nên việc Trung Quốc dùng vũ lực ngăn cản là trái phép.

Căng thẳng ngoại giao phát sinh từ vấn đề Biển Đông đã khiến quan hệ Trung Quốc- ASEAN xuống đến mức thấp nhất.

Quan hệ xấu đi này được minh chứng rõ nhất bằng việc trong hội nghị bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt Trung Quốc- ASEAN, ASEAN đã từ chối một tuyên bố chung mà Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn nhưng tổ chức này cũng không thể đưa ra một tuyên bố chung của riêng mình.

BáoFinancial Times đã từng nhận định, một căng thẳng tương tự vào năm 2010 đã tạo cơ hội cho Mỹ thực hiện “xoay trục châu Á” khi mà các nước Đông Nam Á đều chào đón sự hiện diện của Mỹ tại BiểnĐông.Như vậy, căng thẳng ASEAN - Trung Quốc thời kỳhậu phán quyết chính là cơ hội tốt thứ hai để Mỹ tăng cường sự hiện diện, một điều Trung Quốc không hề muốn.

Câu chuyệndự án đường sắt Singapore-Kuala Lumpur là một điển hình cho tác động từphản ứng xấucủaTrung Quốc. Trong khi Singapore thích các nhà thầu châu Âu và Nhật thì Malaysia lại thích nhà thầu Trung Quốc. Tuy nhiên, Malaysia là một trong các bên có liên quan trong tranh chấp Biển Đông, và phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết có thể khiến Malaysia thay đổi quyết định.

Phản ứng xấu của Trung Quốc với phán quyết sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụa thế kỷ 21 của nước này- ảnh: says.com
Phản ứng xấu của Trung Quốc với phán quyết sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụacủa nước này - Ảnh: says.com

Tương tự như vậy, phản ứng xấu của Trung Quốc với phán quyết sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tại Indonesia, một phần trong kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Trung Quốc.

Trung Quốc và Indonesia đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực, vậy mà vài tuần trước khi Tòa trọng tàira phán quyết, Indonesia công bố giao dự án đường sắt và cảng biển cho Nhật.

Nếu muốn bảođảm động tháiIndonesia chuyển sang thân Nhật chỉ là tạm thời và những dự án sắp tới sẽ do Trung Quốc xây dựng thì Trung Quốc phải hành động đúng mực.

Cuối cùng về phía Philippines, mặc dù chính quyền củaTổng thống Duterte đã ngỏ ý muốn đàm phán với Trung Quốc, nhưng ông Duterte cũng đã từng khẳng định sẽ không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào gây hại cho chủ quyền Philippines.

Với một phán quyết được tuyên bố công khai, khả năng Trung Quốc và Philippines tiến hành “ký thỏa thuận ngầm” đã được giảm thiểu.

Cẩm Bình (theo eurasiareview.com)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc hứng chịu nhiều thách thức sau phán quyết của PCA