Hôm nay 5.3, quốc hội Trung Quốc (TQ) khai mạc, dự kiến sẽ thông qua việc TQ tăng chi quân sự 2015, thể hiện TQ tham vọng độc chiếm Biển Đông, cùng muốn trở thành một thế lực ở châu Á-Thái Bình Dương. 

Trung Quốc tăng chi quân sự 10%, tham vọng độc chiếm Biển Đông

Một Thế Giới | 05/03/2015, 11:00

Hôm nay 5.3, quốc hội Trung Quốc (TQ) khai mạc, dự kiến sẽ thông qua việc TQ tăng chi quân sự 2015, thể hiện TQ tham vọng độc chiếm Biển Đông, cùng muốn trở thành một thế lực ở châu Á-Thái Bình Dương. 

Báo New York Times dẫn lời bà Phó Oánh, người phát ngôn quốc hội TQ, rằng mức chi quân sự 2015 sẽ tăng 10 %, điều có nghĩa khoản chi này sẽ tăng nhanh hơn cả nền kinh tế TQ vốn đang giảm tốc, năm ngoái đạt 7,4 % GDP và dự kiến giảm tốc 7 % năm 2015.  

Thường thì khoản chi quân sự TQ tăng cao hơn sức tăng trưởng GDP. Nhưng lần tăng mới nhất này có lẽ lớn đến mức chưa từng có, theo chuyên gia  Richard A. Bitzinger của Trường nghiên cứu quốc tế the S. Rajaratnam ở Singapore:

“Đây là lần đầu tiên sự cách biệt giữa tăng chi quân sự với tăng trưởng GDP có thể thật sự lớn. Nếu nền kinh tế chỉ tăng trưởng 6 %, nhưng mức tăng chi quốc phòng là 10 % thì quả thật quá khác biệt. Nó cho thấy lãnh đạo TQ quyết tâm tăng chi quốc phòng, dù thế nào chăng nữa.

Khoản tăng chi này sẽ khiến chi quốc phòng TQ ở mức 145 tỷ USD, tăng so với 130 tỷ USD năm 2014. Dù với mức tăng ấy, khoản chi của Bắc Kinh vẫn kém Mỹ, quốc gia chi quân sự hàng đầu thế giới: năm 2014, Mỹ chi 581 tỷ USD cho quốc phòng, nhiều hơn 8 nước chi hàng đầu kế tiếp khoảng 15 tỷ USD.

TQ tăng chi quân sự vào lúc đang thể hiện TQ tham vọng độc chiếm Biển Đông, khiến có sự tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia. Bắc Kinh gần đây ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo trên vùng biển này, nhằm có các đường băng cất-hạ cánh cho máy bay quân sự, cùng các căn cứ quân sự.  

Bắc Kinh cũng muốn tự khẳng định là một thế lực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tranh chấp quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà TQ gọi là Điếu Ngư, và tranh chấp đất biên giới với Ấn Độ ở dãy núi Hymalaya.  

Những cuộc tranh chấp này khiến TQ quyết định xây dựng hải quân từng yếu kém thành một lực lượng mạnh trong khu vực. TQ hiện có nhiều tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và có thể tấn công hạt nhân, trong khi đang đóng tàu sân bay thứ hai.

TQ cũng phát triển nhiều loại vũ khí có thể thách đố sự cân bằng thế lực ở châu Á, gồm chiến đấu cơ thế hệ 5, tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân, cùng vũ khí siêu thanh.

Ấn đã tuyên bố khoản chi quốc phòng 40 tỷ USD trong hai năm 2015-2016, tăng 7,9 % so với năm 2014-2015. Các nhà phân tích quốc phòng nói số tiền này không đủ mua chiến đấu cơ, tàu ngầm và tàu hạm cùng một lúc.

Tại Mỹ, chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị tăng chi quốc phòng 534 tỷ USD, cộng thêm đề xuất 51 tỷ USD cho quỹ chiến tranh. Họ thuyết phục Mỹ chấm dứt việc cắt giảm chi quân sự khiến làm thế lực quân sự Mỹ suy yếu. 
Bảo Vĩnh (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tăng chi quân sự 10%, tham vọng độc chiếm Biển Đông