Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính chung trong 11 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,73% thị phần.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam

Một Thế Giới | 28/12/2015, 14:12

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính chung trong 11 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,73% thị phần.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12.2015 của Việt Nam ước đạt 629 nghìn tấn với giá trị đạt 267 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo cả năm ước đạt gần 6,7 triệu tấn và 2,85 tỉ USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 12.2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2015 đạt 425,83 USD/tấn, giảm 8,05% so với cùng kỳ năm 2014. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2015 với 31,73% thị phần.
Cụ thể, 11 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4,97% về khối lượng nhưng giảm 3,54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
So với 11 tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Malaysia tăng 10,55% về khối lượng và tăng 1,12% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam. 
Chiếm 8,11% thị phần; thị trường Indonesia tăng 47,86% về lượng và tăng 26,71% về giá trị, đứng vị trí thứ 4 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam
Thị trường Gana tăng 17,62% về khối lượng và tăng 8,70% về giá trị, đứng vị trí thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam
Thị trường Bờ Biển Ngà tăng 43,01% về khối lượng và tăng 26,67% về giá trị, đứng thứ 6 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Đáng chú ý là thị trường Nga có sự tăng trưởng đột biến trong nhập khẩu gạo của Việt Nam, tăng gấp 2,04 lần về khối lượng và tăng 81,53% về giá trị.
Các thị trường có sự giảm đột biến trong 11 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipines (giảm 19,66% về khối lượng và 27,19% về giá trị), Singapore (giảm 35,59% về khối lượng và 33,92% về giá trị), Hồng Kông (giảm 27,45% về khối lượng và 35,54% về giá trị) và Mỹ (giảm 29,3% về khối lượng và giảm 24,14% về giá trị).
Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam