Báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu BĐS CBRE cho thấy, nhiều trung tâm mua sắm tại các thành phố lớn đã phải đóng cửa do xu hướng bán lẻ đang thay đổi nhanh chóng, người tiêu dùng chuyển từ việc mua bán tại các cửa hàng truyền thống sang nền tảng kỹ thuật số.

Trung tâm mua sắm sắp bị thương mại điện tử qua mặt?

Kim Vân | 01/09/2016, 06:32

Báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu BĐS CBRE cho thấy, nhiều trung tâm mua sắm tại các thành phố lớn đã phải đóng cửa do xu hướng bán lẻ đang thay đổi nhanh chóng, người tiêu dùng chuyển từ việc mua bán tại các cửa hàng truyền thống sang nền tảng kỹ thuật số.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bán lẻ khu vực Đông Nam Á “It’s All About P.L.A.C.E. Making” (Chiến lược P.L.A.C.E.), CBRE nhấn mạnh rằng các chủ trung tâm thương mại cần đón đầu xu hướng bán lẻ hiện nay.

Mặc dù nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại các đô thị Đông Nam Á như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta hay TP.HCM không ngừng gia tăng với tốc độ tăng trưởng từ 4-5%/năm trong giai đoạn 2010 – 2015, nhưng đã xuất hiện nhiều dự án trung tâm thương mại tại các thành phố lớn phải đóng cửa do tỉ lệ trống cao, lượng khách đến mua sắm thấp.

Do đó, CBRE khuyến cáo các trung tâm thương mại cần phát triển nền tảng thương mại điện tử và thiết lập mạng lưới dịch vụ hậu cần, nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm đa kênh tích hợp.

Các yếu tố của chiến lược này bao gồm: Tạo lập địa điểm (tìm vị trí thuận lợi); Đòn bẩy công nghệ (phát triển nền tảng mua sắm trực tuyến qua internet và điện thoại di động); Chủ động thu hút khách hàng bằng việc đẩy mạnh kết nối giữa trung tâm thương mại với người tiêu dùng qua các dịch vụ hậu mãi; Thu hút khách thuê kinh doanh có chú trọng thương mại điện tử.

Trung tâm thương mại cần đón đầu xu hướng mua sắm của người tiêu dùng
Trung tâm thương mại cần mang đến trải nghiệm mua sắm đa kênh tích hợp

Ông Desmond Sim, Trưởng bộ phận Nghiên cứu CBRE Singapore và Đông Nam Á nhận định: “Trách nhiệm đảm bảo rằng trung tâm thương mại vẫn là nơi mua sắm chủ yếu và quan trọng đối với người tiêu dùng không chỉ thuộc về các nhãn hàng bán lẻ, mà phụ thuộc rất nhiều vào nhà quản lý trung tâm mua sắm đó. Các dịch vụ cần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Đây là nhiệm vụ cấp bách trước sự gia tăng đột biến về lượng sử dụng internet tại các nước đang phát triển, đặc biệt là Indonesia, Việt Nam, những thị trường có tiềm năng mua sắm qua điện thoại di động mạnh mẽ nhất”.

Theo CBRE, cửa hàng bán lẻ hiện hữu vẫn sẽ là điểm đến mua sắm chính của người tiêu dùng Đông Nam Á trong vòng từ 5 đến 10 năm tới và chiếm ít nhất hơn 90% tổng giá trị doanh số bán hàng. Tuy nhiên, các trung tâm thương mại sẽ phải chịu áp lực ngày càng lớn để biến mỗi lần mua sắm tại đây thành một trải nghiệm đáng nhớ đối với khách hàng.

Kim Vân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung tâm mua sắm sắp bị thương mại điện tử qua mặt?