Theo TS Nguyễn Văn Quang, để kết nối Cơ quan quản lý doanh nghiệp và lao động cùng với Cơ quan giáo dục đào tạo nguồn nhân lượng chất lượng cao, Trường Đại học Nam Cần Thơ và Ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp đã ký kết hợp tác.
Nội dung của Bản ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Nam Cần Thơ và Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ như sau:
- Là cầu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp để tổ chức cho sinh viên đi thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Hỗ trợ tăng cường quan hệ hợp tác, kết nối thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp.
- Hợp tác và phối hợp tổ chức các diễn đàn, hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực: Kinh doanh, thương mại, công nghiệp, xây dựng, kỹ thuật - công nghệ cao, chế biến thực phẩm – thủy sản, xuất nhập khẩu, logistics.
Ông Phạm Duy Tín – Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cho rằng đây là bước khởi đầu rất quan trọng, tạo sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ. Trong công tác đào tạo và tuyển dụng nhân sự chất lượng, giúp tạo nguồn cung ứng lao động có năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý. Giải quyết kịp thời nhu cầu sử dụng lao động trong khu chế xuất.
Khu công nghiệp(KCN) Cần Thơ có 1.151ha, trong đó có 5 KCN đang hoạt động với hơn 41.000 lao động. Từ nay đến năm 2025, sẽ có thêm KCN VSIP 900ha. Dự kiến, số lao động sẽ tăng thêm hàng vạn người, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo ngày càng tăng.
TS-LS Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Nam Cần Thơ cho rằng, sự hợp tác này giúp cho trường đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực có định hướng, đáp ứng cho các KCN và đẩy mạnh xây dựng mô hình “Doanh nghiệp trong trường đại học”.