Hôm qua, truyền thông Hoa Kỳ đã có các bài viết về hoạt động ngoại giao Việt – Mỹ trong bối cảnh hai nước đang xúc tiến hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Truyền thông Hoa Kỳ nói về hoạt động ngoại giao Việt – Mỹ

27/11/2019, 11:49

Hôm qua, truyền thông Hoa Kỳ đã có các bài viết về hoạt động ngoại giao Việt – Mỹ trong bối cảnh hai nước đang xúc tiến hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper duyệt đội danh dự. Ảnh Đậu Tiến Đạt - TNO

Theo đó, ở miền Bắc,Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mike Esper tại Hà Nội hôm thứ 4 tuần trước đã tuyên bố việc nước ông sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm tàu tuần tra cỡ lớn (dự kiến trong năm 2020, Mỹ sẽ giao tàu tuần tra cỡ lớn USCGC John Midgett (WHEC 726) thuộc lớp Hamilton).

VOA nhận xét về quốc phòng, Hà Nội và Washington không có liên minh quân sự nhưng có chia sẻ chung những lo lắng về Biển Đông. Khi công bố việc chuyển giao một tàu tuần tra, ông Esper cho biết “Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam những khả năng cần thiết để bảo vệ chủ quyền và tài nguyên thiên nhiên”.

Một câu chuyện ít được truyền thông nhắc đến và phân tích là Bộ trưởng Esper thậm chí đã đưa kiến giải của nhà sử học Hy Lạp Thucydides (thế kỷ 5 trước CN, tác giả quyển Lịch sử chiến tranh Peloponnese) trong bài phát biểu của mình khi ông tới Học viện Ngoại giao Việt Nam tuần trước. Cách đây hơn hai thiên niên kỷ, nhà sử học Thucydides đã viết về cuộc chiến giữa Sparta và cường quốc đang lên Athens. Trong thiên niên kỷ này, ông Esper đã so sánh các cường quốc đó với Mỹ và Trung Quốc. Ông nói rằng hầu hết các cuộc cạnh tranh lịch sử giữa một cường quốc đã lớn mạnh và một thế lực đang nổi lên sẽ dẫn đến xung đột, cái được gọi là bẫy Thucydides.

Theo giải thích của Merriden Varrall trên The Lowy Interpreter, cuộc chiến đã tái định hình thế giới Hy Lạp cổ đại. Athens, nguyên là thế lực thống trị, với sức mạnh hải quân to lớn, đã bị tàn phá, và Sparta đã trở thành cường quốc dẫn đầu. Cái giá kinh tế là rất lớn, và cảm nhận được trên toàn bộ khu vực. Thucydides có viết một câu nổi tiếng (theo bản dịch phổ biến nhất chứ không nhất thiết là bản dịch chính xác nhất) rằng “Điều khiến cuộc chiến trở nên không thể tránh khỏi là sự phát triển sức mạnh của Athens và nỗi sợ hãi mà điều đó gây ra ở Sparta”.

Ông Esper phát biểu tại Học viện Ngoại giao VN

Trở lại với buổi nói chuyện tại Học viện Ngoại giao, là quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ Esper đã nhấn mạnh vào sự cạnh tranh với Trung Quốc. Đầu tiên, ông ta tập trung vào việc làm thế nào một cường quốc đang trỗi dậy - Athens - đã sử dụng sự hung bạo để bắt nạt một nước nhỏ hơn. Sau đó, ông khéo léo chuyển sang đề tài tranh chấp trên Biển Đông, nơi ông nói các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam phải đối mặt với sự quấy rối.

“Những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp đe dọa các quốc gia khác, quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên quan trọng làm suy yếu sự ổn định của thị trường năng lượng khu vực và tăng nguy cơ xung đột”, ông Esper chỉ đích danh Trung Quốc.

Ở miền Nam, trong một sự kiện không liên quan cùng thời gian đó, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Marie Damour đã đi đồng bằng sông Cửu Long và thực hiện một loạt các chuyến thăm liên quan đến lĩnh vực giáo dục, môi trường và văn hóa.

Bà Damour đã dành 3 ngày ở tỉnh đồng bằng An Giang, với sự kiện nổi bật là khánh thành một trung tâm văn hóa Mỹ. Những trung tâm như vậy đã tồn tại ở Hà Nội và TP.HCM, nơi chúng đã trở thành địa chỉ thu hút giới trẻ. Thanh niên Việt Nam tới các trung tâm này có thể tham gia tất cả mọi thứ, từ các lớp học viết cho đến các buổi giao lưu với các nhạc sĩ jazz hay xem các buổi chiếu phim. Các trung tâm là đỉnh cao của sức mạnh mềm.

“Trung tâm của người Mỹ là một minh chứng cho tầm nhìn chung của chúng ta và đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ vốn đã bền chặt”, bà Damour cho biết tại Trường đại học An Giang.

Nó cũng ghi dấu ấn là trung tâm đầu tiên như vậy bên ngoài các siêu đô thị Việt Nam. Về yếu tố địa lý thì hai phần ba người dân sống ở nông thôn. Thay vì chỉ hướng đến các thành thị, sự thay đổi cho thấy mối quan hệ của Mỹ đang thấm vào khắp Việt Nam.

“Tương lai của Việt Nam và mối quan hệ Việt - Mỹ sẽ không chỉ tập trung ở Hà Nội và TP.HCM, mà ở tất cả 63 tỉnh, thành trên Việt Nam”, bà Damour cho biết.

Trong chuyến công du, bà Damour còn thực hiện các chuyến thăm tới cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo tại nhà thờ Mubarak (An Giang), bà cũng có buổi thảo luận về tình trạng buôn bán người với các sĩ quan biên phòng, và thảo luận về thương mại nông nghiệp với các vị lãnh đạo tỉnh.

Thương mại là một ví dụ dễ thấy của mối quan hệ song phương. Việt Nam và Mỹ mới chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao trong gần ba thập niên. Tuy nhiên, vào thời điểm bây giờ, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất cho xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Việt Nam cũng xuất khẩu nông sản, sang Mỹ và các nơi khác, với đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa và khu vực canh tác chính.

Hai sự kiện hoạt động ngoại giao riêng biệt của Mỹ ở 2 đầu đất nước Việt Nam, một sự thể hiện sức mạnh cứng, một sự kiện thể hiện sức mạnh mềm, chỉ ra những cách khác nhau mà Việt Nam và Mỹ đang tiến gần hơn, nhiều thập niên sau khi hai nước đối đầu nhau trong chiến tranh.

Anh Tú (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền thông Hoa Kỳ nói về hoạt động ngoại giao Việt – Mỹ