Theo quan điểm của luật sư, việc tử tù muốn hiến xác cho y học là nguyện vọng chính đáng, mang tính nhân văn nhưng cũng rất khó cho họ thực hiện được di nguyện đó bởi các cơ chế pháp lý quy định đối với người bị kết án tử hình trong trường hợp có ý nguyện hiến xác là chưa có.
Theo như báo điện tử Một Thế Giới đã đưa tin,tử tù Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở Bình Phước đã bày tỏ nguyện vọng muốn được hiến xác cho y học sau khi chết, người nhà của bị cáo cũng tỏ rõ quan điểm đồng tình với nguyện vọng này. Trước Nguyễn Hải Dương, tử tù Nguyễn Văn Kỳ, bị cáo bị TAND TP.Hà Nội kết án về tội Giết người, Cướp tài sản trong vụ thảm sát tại Thạch Thất cũng có mong muốn xin được hiến xác cho khoa học.
Trước sự việc một số tử tù có nguyện vọng hiến xác cho khoa học sau khi chết, trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết đây là nguyện vọng chính đáng, mang tính chất nhân văn nhưng cũng rất khó cho họ thực hiện được di nguyện đó bởi các cơ chế pháp lý quy định đối với người bị kết án tử hình trong trường hợp có ý nguyện hiến xác là chưa có.
Theo ông Thơm phân tích, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2006 quyđịnh rõ điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết: “Chỉ cơ sở y tế” mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp: có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết hoặc có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5,Điều 27 của Luật này.
“Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người có mong muốn hiến mô, bộ phận cơ thể... Việc công dân không bị hạn chế bất kỳ quyền dân sự nào cũng đã rất khó khi thực hiện quyền được hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và đặc biệt quyền hiến xác”, vị luật sư nói.
Trước đó, tử tù Nguyễn Văn Kỳ cũng có nguyện vọng được hiến xác cho khoa học - Ảnh: Nhã Thanh
Theo luật sư Thơm, đối với người bị thi hành án tử hình, việc hiến mô, bộ phận cơ thể cho khoa học là rất khó, bởi đó là người bị cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật vàChủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình thì càng khó có thể thực hiện được việc hiến tạng.
Được biết, Luật thi hành án hình sự được Quốc Hội thông qua ngày 17.06.2010 quyđịnh: Điều 59.Hình thức và trình tự thi hành án tử hình: “Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định”.
Như vậy, đối với trường hợp tử tù có nguyện vọng được hiến xác sau khi thi hành án tử hình là rất khó có thể đáp ứng được vì Luật thi hành án hình sự chưa quyđịnh trường hợp này.
Mặt khác, trước sự lo ngại sau khi thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc vào cơ thể thì có đáp ứng được yêu cầu y học hay không, luật sư Thơm cho rằng điều này cần phải có một cơ quan chuyên môn giám định ảnh hưởng các chất độc trên cơ thể tử tù có ảnh hưởng đến việc lấy, ghép mô, bộ phận cho người khác hay không… Đây là vấn đề rất phức tạp không chỉ liên quan y học mà còn đến các khía cạnh nhân văn, quyền nhân thân của tử tù và người thân của họ.
“Nếu không có một cơ chế pháp lý chặt chẽ thì dễ bị biến tướng với các mục đích, ý đồ khác nhau. Có những trường hợp tử tù muốn hiến tặng một bộ phận cơ thể của họ cho người thân đang bệnh nặng, chờđược cấy ghép tạng mới có thể cứu chữa được thì chúng ta phải có những quyđịnh pháp luật để họ thực hiện mong muốn này vì mục đích nhân đạo”, luật sư nhấn mạnh.
Luật sư Thơm cũng nói rằngđể có thể thực hiện di nguyện của tử tù được hiến xác thì chúng ta cần phải thay đổi hình thức thi hành án tử hình đối với trường hợp này. Đồng thời, luật sư Thơmmong muốn trong thời gian tới, Nhà nước sẽ nghiên cứu, tiếp thu để bổ sung điều này vào quy định của pháp luật.
Nhã Thanh