Qua nghiên cứu về đá núi lửa cổ đại ở cao nguyên Ethiopia và mối tương quan với trầm tích sông được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile cũng như lập mô hình máy tính tái tạo 40 triệu năm hoạt động kiến tạo trên Trái đất, nhóm khoa học quốc tế khẳng định Nile đã 30 triệu năm tuổi - nhiều gấp khoảng 6 lần so với quan niệm trước đây.

Tuổi của sông Nile là 30 triệu năm

13/11/2019, 06:53

Qua nghiên cứu về đá núi lửa cổ đại ở cao nguyên Ethiopia và mối tương quan với trầm tích sông được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile cũng như lập mô hình máy tính tái tạo 40 triệu năm hoạt động kiến tạo trên Trái đất, nhóm khoa học quốc tế khẳng định Nile đã 30 triệu năm tuổi - nhiều gấp khoảng 6 lần so với quan niệm trước đây.

Thượng nguồn sông Nile - Ảnh: Creative Commons

Theo The Daily Mail, các nhà khoa học Mỹ, Israel và Ý đã phát hiện ra rằng sông Nile đã 30 triệu năm tuổi - nhiều gấp khoảng 6 lần so với quan niệm trước đây.

Câu hỏi về tuổi của sông Nile - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại và những lý do cho sự tồn tại lâu dài của nó vẫn gây tranh luận trong giới khoa học một thời gian dài.

Kết quả của công trình nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), Đại học Do Thái Jerusalem (Israel) và Đại học Roma Tre (Ý) cho phép đặt dấu chấm hết cho cuộc thảo luận dai dẳng về tuổi của dòng sông và cung cấp bằng chứng cho thấy sự di chuyển chậm của lớp phủ manti sâu là một trong những lực quan trọng hình thành cảnh quan và các quá trình địa chất của Trái đất chúng ta.

Giống như các dòng hải lưu, các vùng khác nhau của lớp phủ manti có mô hình lưu thông khác nhau. Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã liên kết tính chất nghiêng của địa hình sông Nile với sự di chuyển của các lớp đá manti, khiến dòng sông chảy từ cao nguyên Đông Phi đến biển Địa Trung Hải. Điều này là do độ dốc nhẹ của địa hình dọc theo dòng sông. Đến lượt mình, độ dốc lại được xác định bởi cấu trúc bề mặt Trái đất và lớp phủ manti của Trái đất.

Công trình của các nhà khoa học bao gồm nghiên cứu về đá núi lửa cổ đại ở cao nguyên Ethiopia và mối tương quan của chúng với trầm tích sông được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile. Một phân tích về các phép đo cho phép các nhà khoa học giả thiết rằng sau khi trồi mạnh, cao nguyên Ethiopia vẫn ở độ cao tương tự như trong hàng triệu năm. Điều này, theo các nhà nghiên cứu, có liên quan đến sự hỗ trợ của phủ manti từ bên dưới.

Các tác giả của công trình đã ước tính thời gian trồi lên của cao nguyên Ethiopia là 30 triệu năm trước. Các nhà khoa học sau đó đã kiểm tra phát hiện của họ bằng mô hình máy tính, tái tạo 40 triệu năm hoạt động kiến ​​tạo trên Trái đất. Mô hình cho thấy sự xuất hiện của một lớp phủ manti nóng, có thể dẫn đến sự tuôn trào dung nham hình thành nên cao nguên Ethiopia. Mô hình đã tái tạo những thay đổi trong cảnh quan gần như chính xác so với ước tính của các nhà khoa học - bao gồm các chi tiết nhỏ, chẳng hạn như các ghềnh được tìm thấy dọc theo chiều dài của sông Nile.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mặt các chiêu trò lừa đảo dịp cận Tết Nguyên đán
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) mới đây đã thông tin, cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo dịp cận Tết Nguyên đán 2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuổi của sông Nile là 30 triệu năm