Về hội làng Triều Khúc (H.Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, đặc biệt là điệu múa cổ “Con đĩ đánh Bồng”.

Về Triều Khúc xem 'Con đĩ đánh Bồng'

06/02/2017, 19:42

Về hội làng Triều Khúc (H.Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, đặc biệt là điệu múa cổ “Con đĩ đánh Bồng”.

Múa Bồng khó nhất là biểu cảm của ánh mắt. Ánh mắt sao cho phải thật đong đưa - Ảnh: Nam Trần

Lễ hội mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc. Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các trai thanh trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh Bồng” của các chàng trai giả gái.

Hội làng Triều Khúc bắt nguồn từ tích kể lại khi Bố Cái đại vương Phùng Hưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đường, mỗi khi thắng trận để tổ chức ăn mừng chiến thắng và khích lệ tinh thần của nghĩa quân, ông cho trai tráng là binh sĩ đóng giả gái đeo trống nhỏ để múa hát và điệu múa trống Bồng bắt nguồn từ đó.

Một em bé thích thú khi chơi với các nhân vật dân gian - Ảnh: Nam Trần

Những chàng trai múa đánh Bồng được tuyển chọn kỹ lưỡng, và phải là dân của làng. Sau đó đội múa được tập luyện cùng ban nhạc tại câu lạc bộ múa Bồng vào những ngày trước hội.

Các chàng trai sẽ được trang điểm sao cho giống con gái trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy với má phấn, môi son, khăn đỏ mỏ quạ.

Các “con đĩ” sẽ vừa đi vừa nhún nhảy, miệng cười tươi, ánh mắt đong đưa, tay vỗ trống bồng theo âm thanh vang dội, tưng bừng của dàn trống cái, chũm chọe và tù. Tất cả, khiến mọi người xung quanh bị cuốn hút đến kì lạ.

Chị Kiên, 44 tuổi - năm nào cũng xem múa Bồng cho biết, chị rất thích điệu múa cổ này của làng, ai xem cũng cảm thấy vui khi đặc biệt điệu múa được thể hiện bởi những chàng trai.

Chị hy vọng hội làng nói chung cũng như điệu múa “Con đĩ đánh Bồng” sẽ ngày càng được các thế hệ sau yêu thích, đặc biệt là người trẻ.

Năm nay, hội làng Triều Khúc diễn ra vào đúng ngày cuối tuần nên lượng người dân và du khách đến thăm hội tăng đáng kể.

Mở đầu hội phần rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn để bắt đầu cuộc tế - Ảnh: Nam Trần
Chí Hiếu, 15 tuổi, năm nay là năm thứ 3 em tham dự múa Bồng. Em cho biết năm đầu tiên đóng giả gái thấy rất ngượng nhưng sang năm nay thì đã cảm thấy thích thú khi được tuyển chọn vào hội múa - Ảnh: Nam Trần
Anh Hoàng, 42 tuổi, đã có hơn 10 năm múa Bồng nở nụ cười tươi trước khi hội bắt đầu - Ảnh: Nam Trần
Các “con đĩ đánh Bồng” được bận những bộ mớ ba, mớ bảy và khăn mỏ quạ sặc sỡ màu sắc - Ảnh: Nam Trần
Những chàng trai giả gái vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, trông vui mắt và hài hước - Ảnh: Nam Trần
Những điệu múa uyển chuyển, ánh mắt đong đưa theo nhịp trống của các “con đĩ đánh Bồng” - Ảnh: Nam Trần
Những điệu múa uyển chuyển, ánh mắt đong đưa theo nhịp trống của các “con đĩ đánh Bồng” - Ảnh: Nam Trần
Những điệu múa uyển chuyển, ánh mắt đong đưa theo nhịp trống của các “con đĩ đánh Bồng” - Ảnh: Nam Trần
Nụ cười tươi của một chàng trai tham gia múa Bồng - Ảnh: Nam Trần
Các chàng trai nhận được là sự cổ vũ, thích thú và những tràng vỗ tay của người dân và du khách đến hội - Ảnh: Nam Trần

Theo Hồng Linh/TTO

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Về Triều Khúc xem 'Con đĩ đánh Bồng'