BBC ngày 6.5 đưa tin, ông Ismail Haniyeh, cựu thủ tướng Palestine, đã được bầu chọn làm thủ lĩnh tổ chức Hồi giáo cực đoan Hamas, lực lượng đang nắm quyền quản lý dải Gaza. Ông Ismail Haniyeh thay thế cho ông Khaled Meshaal, người đã thống lĩnh Hamas hai nhiệm kỳ.

Vì sao tổ chức Hamas thay đổi thủ lĩnh và cương lĩnh ?

11/05/2017, 11:50

BBC ngày 6.5 đưa tin, ông Ismail Haniyeh, cựu thủ tướng Palestine, đã được bầu chọn làm thủ lĩnh tổ chức Hồi giáo cực đoan Hamas, lực lượng đang nắm quyền quản lý dải Gaza. Ông Ismail Haniyeh thay thế cho ông Khaled Meshaal, người đã thống lĩnh Hamas hai nhiệm kỳ.

Hamas bị Israel, Mỹ, EU, Anh và nhiều nước phương Tây khác coi là một tổ chức khủng bố, vì vậy việc lựa chọn ông Haniyeh được kỳ vọng sẽ làm giảm sự cô lập quốc tế đối với Hamas. Bởi ông Haniyeh được xem là người theo chủ nghĩa thực dụng và sống ở Gaza, khác với ông Meshaal hầu như chỉ sống ở Qatar.

Đặc biệt cùng với việc thay thủ lĩnh thì Hamas cũng công bố chính sách mới cùa mình mà theo giới phân tích là nhằm thay đổi hình ảnh của Hamas với cả dư luận và công luận. Đó là lần đầu tiên trong gần 30 năm qua, Hamas đã sẵn sàng chấp nhận một nhà nước Palestine tạm thời trong ranh giới trước năm 1967.

Chính sách mới của Hamas cũng khẳng định tổ chức quân sự này không phải đấu tranh với người Do Thái mà là với chủ nghĩa Sionist, những kẻ chiếm đóng trên đất của người Palestine. Đây là sự khác biệt rất lớn trong Cương lĩnh xây dựng từ năm 1988 của Hamas với ngôn ngữ chống người Do Thái và bị lên án gay gắt.

Kết quả hình ảnh cho picture of Ismail Haniyeh
Ông Ismail Haniyeh, thủ lĩnh mới của Hamas

Người phát ngôn của Hamas, Fawzi Barhoum cho rằng: "Sự thay đổi sẽ cho chúng tôi cơ hội kết nối với thế giới bên ngoài", theo BBC.

Cho dù phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng Hamas "đang cố gắng đánh lừa thế giới”, nhưng theo giới phân tích thì sự đổi thay quan trọng của Hamas đã hé mở cơ hội thực sự của một nền hoà bình cho người Palestine và người Do Thái, từ đó sẽ giúp cho Trung Đông im tiếng súng.

Người Palestine đã bỏ lỡ nhiều cơ hội của mình

Ngược dòng lịch sử, sau khi 33 thành viên Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 181 về thành lập hai nhà nước Palestine và Israel vào ngày 29.11.1947, thì lúc 16 giờ (giờ GMT) ngày 14.5.1948, Israel thông qua bản Tuyên ngôn lập quốc, chính thức tuyên bố sự ra đời một nhà nước Do Thái, sau gần 2.000 năm dân tộc nổi tiếng về sự thông minh này bị mất nước và sống lưu đày ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nghị quyết 181 của LHQ là cơ hội có một không hai trong lịch sử của cả hai dân tộc Palestine và Do Thái, nhưng tiếc thay chỉ có người Do Thái tận dụng và tận dụng thành công.

Vì thế, trong khi người Do Thái tập trung xây dựng và bảo vệ đất nước thì người Palestine lại lo đấu tranh nhằm xóa bỏ giá trị của nghị quyết lịch sử ấy.

Phải thấy rằng, nếu không có Chiến tranh Lạnh với những toan tính cho những lợi ích chính trị trong thế giới lưỡng cực thì người Palestine sẽ không còn bất cứ cơ hội nào cho việc thành lập một nhà nước của riêng họ, đơn giản là họ đã vi phạm nghị quyết của LHQ nên trong thế giới đơn cực, họ dễ dàng bị tước bỏ quyền lợi.

May mắn thay, sau nhiều năm tranh đấu và được quốc tế hỗ trợ, cũng như có sự nhượng bộ từ phía Israel, năm 1993 Hiệp định hòa bình tại Oslo (Na Uy) được ký kết, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, dẫn đến việc ra đời Chính quyền quốc gia Palestine, cơ sở cho việc thành lập Nhà nước Palestine trong tương lai, theo BBC ngày 7.4.2006.

Tuy nhiên, nhân vật chính kiến tạo hòa bình cho người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã phải đánh đổi tính mạng của mình trong một vụ ám sát kinh hoàng, mà kẻ sát hại ông lại là một người Israel, chống đối hiệp định Oslo.

Điều đó cho thấy để có được hòa bình cho hai dân tộc Do Thái và Palestine thì khó khăn đến mức nào, nhưng không nhiều người Palestine nhìn nhận đó là may mắn của họ, mà một số nhóm vẫn tiếp tục thực hiện những hành động bạo lực.

Kết quả hình ảnh cho picture of Clinton and Arafat and Rabin at Oslo agreement

Các tác giả của Hiệp định Hoà bình Oslo

Việc tấn công và trả đũa lẫn nhau giữa Israel và Palestine đã xảy ra từ lâu và vẫn tiếp diễn, làm cho máu của hai dân tộc này nhuốm đỏ cả màu xanh hy vọng cho hòa bình của họ. Hàng trăm lần nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Israel – Palestine bị Mỹ phủ quyết được cho là nguyên nhân xung đột giữa người Palestine và người Do Thái không thể chấm dứt.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, thì nguyên nhân không hẳn chỉ do phía Israel, mà ngay phía người Palestine, khát vọng hòa bình của họ cũng bị chính họ làm cho nhạt nhòa trong những hoạt động bạo lực chống nhà nước Do Thái.

Không những vậy, hành động bạo lực của người Palestine còn giết hại cả người dân Palestine. “Trong giai đoạn 10 năm từ 1993 tới 2003, 16% thiệt hại nhân mạng dân sự Palestine là do các cá nhân hay các nhóm vũ trang Palestine gây ra” theo The Humanist.

Hai người ký kết bản hiệp định lịch sử Oslo nhằm mang lại hòa bình cho người Do Thái và người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yasser Arafat đều đã là người thiên cổ, nhưng hòa bình cho hai dân tộc thì vẫn cứ xa vời.

Đấu tranh cho mục đích không thực tế?

"Chúng tôi không bao giờ công nhận chính quyền Do Thái và sẽ tiếp tục phong trào kiểu jihad của chúng tôi cho tới khi giải phóng được Jerusalem", AP ngày 18.12.2006, dẫn lời đại diện Hamas, đồng thời là Thủ tướng chính quyền Palestine Ismail Haniyeh.

Cho dù, lúc này Hamas không còn là đại diện trong chính quyền Palestine nhưng Hamas lại đang quản lý vùng đất Gaza rộng lớn, được sự ủng hộ của phần đông người dân Palestine và mục đích của họ vẫn là lật đổ nhà nước Do Thái bằng bạo lực.

Rõ ràng đây là một mục đích thiếu thực tế, nếu không muốn nói là hoang tưởng.

Thứ nhất là nó vi phạm Nghị quyết 181 của LHQ về việc thành lập hai nhà nước của người Palestine và người Do Thái nên sẽ không được ủng hộ về mặt công luận.

Thứ hai, nó kích động sử dụng bạo lực nên không được dư luận thế giới đồng tình.

Thứ ba, Israel là một thực thể chính trị hoàn thiện, một nhà nước có sức mạnh. Ai cũng biết cùng với Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Israel là một trong hai quốc gia phi thường về xây dựng và phát triển đất nước. Thậm chí, Israel còn đứng trên Nhật Bản vì Israel không có được hòa bình và yên ổn từ đó đến nay. Vì vậy, nhà nước Do Thái thực sự rất mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, Israel còn có sự bảo trợ của Mỹ để đối đầu với thế giới Ả Rập, vì vậy người Palestine không thể đủ khả năng thực hiện mong muốn của họ. Điều đó đã được chứng minh từ khi lập quốc đến nay, với hàng chục cuộc chiến tranh giữa duy nhất Israel với cả thế giới Ả Rập và phần thắng hầu hết thuộc về nhà nước Do Thái.

Kết quả hình ảnh cho picture of hamas

Người Palestine có thực tế trong hành động và mục đích đấu tranh của mình?

Thay vì tập trung vào việc xây dựng đất nước và hoàn thiện thể chế chính trị của mình, để có thể gia nhập LHQ với tư cách là một quốc gia độc lập, thì người Palestine mà cụ thể những nhóm vũ trang cực đoan được phần lớn người Palestine ủng hộ lại cứ tập trung vào đấu tranh cho một mục đích không nhân văn và thiếu thực tế.

Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị quyết 181 của LHQ không công bằng nên người Palestine không chấp nhận. Điều đó còn rất nhiều tranh cãi, tuy nhiên phải thấy rằng, trước khi có Nghị quyết 181 thì chưa có một quốc gia của người Palestine trong lịch sử, dù trước hay sau khi có sự cai trị của người Anh đối với vùng đất này.

Do vậy, Nghị quyết của LHQ là cơ sở pháp lý cho việc ra đời nhà nước Palestine mà chắc chắn sẽ được quốc tế công nhận và người Palestine vẫn có thể tiếp tục đấu tranh bằng chính thể của mình để giành thêm nhiều quyền lợi cho quốc gia, cho dân tộc mình.

Đã có nhiều nghị quyết của LHQ và sẽ còn có nhiều nghị quyết nữa của tổ chức này hướng về người Palestine, nhưng sẽ không có nghị quyết nào ủng hộ người Palestine sử dụng bạo lực, cũng sẽ không có nghị quyết nào xóa bỏ một nhà nước khác để cho ra đời một nhà nước Palestine. Đó là điều chắc chắn.

Cũng như vậy, sẽ khó có một hiệp định như Hiệp định hòa bình Oslo nữa, vì tình hình thế giới bây giờ đã khác, vị thế của Palestine cũng đã khác và đặc biệt là niềm tin vào khát vọng hòa bình của người Palestine đã nhạt nhòa trong suy nghĩ của nhiều người mong muốn kiến tạo nên nó.

Đó là một thực tế mà người Palestine, nhất là những nhóm vũ trang cực đoan của người Palestine không thể không lưu tâm. Có lẽ Hamas đã nhận ra nguy cơ ấy nên đã có những đổi thay có thể xem là căn bản trong tư tưởng và hành động của mình.

Đây chính là một cơ hội tốt cho việc chấm dứt xung đột giữa người Palestine và người Do Thái, mang lại hoà bình cho vùng đất nóng Trung Đông?

Ngọc Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao tổ chức Hamas thay đổi thủ lĩnh và cương lĩnh ?