Nghiên cứu mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Grant Thornton về chỉ số năng động toàn cầu cho thấy các chỉ số về kinh tế của Việt Nam đứng thứ 27 trong tổng số 60 quốc gia tham gia vào cuộc khảo sát, đạt 54% điểm đánh giá.

Việt Nam đứng thứ 7 về tiềm năng phát triển kinh tế

Một Thế Giới | 02/10/2013, 16:07

Nghiên cứu mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Grant Thornton về chỉ số năng động toàn cầu cho thấy các chỉ số về kinh tế của Việt Nam đứng thứ 27 trong tổng số 60 quốc gia tham gia vào cuộc khảo sát, đạt 54% điểm đánh giá.

           

Quốc gia có chỉ số cao nhất là Úc 66,5%. Những nước khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như  Trung Quốc (62,7%), Malaysia (59,5%), Hàn Quốc (59,5%), Thái Lan (56,4%), Philippin (55,7%) và Indonesia (51,2%).

Ông Ed Nusbaum, CEO của Grant Thornton toàn cầu, cho biết “Bảng xếp hạng dựa trên số liệu GDP cơ bản. Năm hạng mục được cho là chìa khóa của một nền kinh tế năng động là môi trường hoạt động kinh doanh, khoa học và kỹ thuật, nguồn nhân lực, mức tăng trưởng kinh tế và điều kiện tài chính. Trong số những hạng mục này đã có 22 điểm dữ liệu được đưa ra phân tích”.

Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về hạng mục tiềm năng phát triển kinh tế và xếp thứ 4 trong nhóm các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo các bảng số liệu từ khảo sát của Grant Thornton, Việt Nam đạt được những chỉ số khá tốt so với các nước có nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Xét trên mặt bằng chung thế giới, những lĩnh vực Việt Nam cần cải thiện cũng chính là mặt ảnh hưởng chính tới chỉ số phát triển chung bao gồm môi trường hoạt động kinh doanh (giảm xuống 5 bậc, xuống vị trí thứ 47) và khoa học kỹ thuật (giảm xuống 3 bậc, xuống vị trí thứ 44). Đây cũng là các lĩnh mực mà Chính phủ và nhà quản lý cần chú ý cải thiện để nâng cao vị thế hiện tại của Việt Nam so với thế giới.

Ở những lĩnh vực nổi bật, Việt Nam đã dần cải thiện các hạng mục như nguồn nhân lực (tăng 6 bậc, lên hạng 7), môi trường tài chính (tăng 4 bậc, lên hạng 26) và mức tăng trưởng kinh tế (tăng 5 bậc, lên vị trí thứ 7).

Ông Kenneth Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thornton Việt Nam, nhận định: “Theo kết quả của cuộc khảo sát, vị trí xếp hạng của Việt Nam tương thích với mức tăng trưởng nhưng đầu tư có dấu hiệu tuột giảm vì môi trường hoạt động kinh doanh. Nhiều cơ hội vẫn đang rộng mở cho những ai muốn đầu tư trung và dài hạn vào Việt Nam.

Với hiện trạng chính trị và tỉ giá tiền tệ ổn định cùng với mức tăng trưởng GDP 5% (thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái) lĩnh vực bán lẻ, giáo dục và chăm sóc y tế vẫn đặc biệt hấp dẫn. Mức đầu tư trong nước thực tế tuy vẫn duy trì ở mức 10-14 tỉ USD một năm, điều này phản ánh nhà đầu tư vẫn duy trì một thái độ tự tin nhất định. Tất nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều thử thách cần được giải quyết bởi Nhà nước và các cơ quan chức năng”.

           

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đứng thứ 7 về tiềm năng phát triển kinh tế