Đến năm 2030, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng hàng đầu châu Á. Mục tiêu là Việt Nam trở thành cường quốc an toàn không gian mạng.
Nhịp đập khoa học

Việt Nam phải trở thành cường quốc an ninh mạng

Lam Thanh 23/02/2024 23:59

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng hàng đầu châu Á. Mục tiêu là Việt Nam trở thành cường quốc an toàn không gian mạng.

Ngày 23.2, Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) tổ chức hội nghị "Công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Đến năm 2030, mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số

Theo quy hoạch, trong lĩnh vực bưu chính, mục tiêu đến năm 2025, tổng năng lực khai thác phục vụ của mạng bưu chính đạt trên 93.000 tấn bưu phẩm gửi/ngày; hình thành 3 trung tâm bưu chính khu vực trên cả nước, bảo đảm năng lực khai thác bình quân đạt trên 11.000 tấn bưu phẩm gửi/ngày, phạm vi phục vụ bình quân 350km; đến năm 2030, mục tiêu xây dựng 3 - 5 trung tâm bưu chính khu vực trên cả nước, năng lực khai thác bình quân của trung tâm bưu chính đạt trên 15.750 tấn bưu phẩm gửi/ngày.

Mục tiêu đến năm 2025, mạng băng rộng cố định bảo đảm 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu với 90% người sử dụng có thể truy nhập internet cố định, tốc độ trung bình 200 Mb/s; 90% các tổ chức kinh tế - xã hội tại khu vực thành thị có thể truy nhập internet với tốc độ trung bình 01 Gb/s.

100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo có thể truy nhập internet với tốc độ tối thiểu 1Gb/s.

100% hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị có khả năng tích hợp cảm biến và ứng dụng IoT; 100% cơ quan chính phủ dùng hệ sinh thái điện toán đám mây phục vụ chính phủ số; 70% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp.

Thực hiện đầu tư thêm 2 - 4 tuyến cáp viễn thông quốc tế; hình thành và triển khai các trung tâm dữ liệu quốc gia, tối thiểu 3 cụm trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp quốc gia…

4t2.png
Việt Nam phấn đấu trở thành cường quốc an ninh mạng

Đến năm 2030, hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp bảo đảm 100% người sử dụng có khả năng truy nhập với tốc độ trên 1Gb/s; mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo; phát triển thêm 4 - 6 tuyến cáp quang biển quốc tế.

100% cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và trên 50% người dân sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp; phát triển các cụm trung tâm dữ liệu quy mô lớn theo tiêu chuẩn xanh, kết nối và chia sẻ tạo thành mạng lưới các cụm trung tâm dữ liệu, nhằm thúc đẩy công nghiệp dữ liệu lớn, trong đó hình thành tối thiểu 3 cụm trung tâm dữ liệu quốc gia.

Phấn đấu thành cường quốc an ninh mạng

Đến năm 2030, các nền tảng số quy mô quốc gia được hoàn thiện, vận hành thông suốt đáp ứng được yêu cầu chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, giá cước phù hợp.

Về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, đến năm 2025, phấn đấu 100% hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được bảo đảm an toàn theo cấp độ hệ thống thông tin; 100% bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp.

Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tối thiểu 1 đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ an toàn thông tin mạng, mỗi người dân có tối thiểu 1 công cụ bảo vệ an toàn thông tin mạng.

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng hàng đầu châu Á; hình thành được thị trường về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, có sự cạnh tranh và ảnh hưởng trên toàn khu vực và thế giới.

Theo đó, Việt Nam phải trở thành cường quốc an toàn không gian mạng để bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia, bảo đảm an ninh thông tin, trật tự an toàn xã hội.

4t.jpeg
Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức Hội nghị "Công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050"

Đến năm 2025, hình thành và triển khai đề án, dự án 12 - 14 khu công nghệ thông tin tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm. Đến năm 2030, hình thành 16 - 20 khu công nghệ thông tin tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm.

Từ năm 2025, tập trung phát triển mạng 5G

Quy hoạch cũng đề xuất các giải pháp thực hiện, trong đó bao gồm một số giải pháp đột phá như: Dừng triển khai công nghệ viễn thông di động thế hệ cũ theo lộ trình để chuyển đổi việc sử dụng các băng tần cho công nghệ mới, đồng thời quy hoạch bổ sung băng tần mới để phát triển các công nghệ di động thế hệ mới 4G, 5G và các thế hệ tiếp theo.

Từ năm 2025, tập trung phát triển mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G). Phân bổ tài nguyên viễn thông (tần số, kho số, tên miền…) theo cơ chế thị trường đủ để bảo đảm cung cấp chất lượng dịch vụ viễn thông ngang tầm khu vực và thế giới.

Chính sách cho phép trung tâm dữ liệu được áp dụng cơ chế mua điện trực tiếp tại nguồn, cho phép các trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub) được áp dụng các cơ chế đặc thù, ưu tiên đặt tại các trung tâm tài chính khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Ban hành chính sách khuyến khích và bắt buộc sử dụng các nền tảng số quốc gia dùng chung, thúc đẩy việc kết nối, liên thông dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng, tiết kiệm nguồn lực xã hội.

Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm nhằm phát triển các sản phẩm trọng điểm "Make in Vietnam" phục vụ chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh...

Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam phải trở thành cường quốc an ninh mạng