Sau khi bị cơ quan chức năng lập biên bản, yêu cầu các phương tiện ngưng ngay hoạt động đào bới đất trái phép, chính quyền địa phương đã đề nghị cấp trên xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm.

Vụ đào đất rừng làm ao nuôi tôm: Xã đề nghị huyện phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng

Trần Khải | 16/03/2022, 11:09

Sau khi bị cơ quan chức năng lập biên bản, yêu cầu các phương tiện ngưng ngay hoạt động đào bới đất trái phép, chính quyền địa phương đã đề nghị cấp trên xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm.

Trong 2 ngày 13 và 14.3, Một Thế Giới có đăng các bài: Cà Mau: Một doanh nghiệp tự ý đào ao nuôi tôm công nghiệp không phép và Vụ doanh nghiệp tự ý đào đất rừng sản xuất làm ao nuôi tôm: Xe cơ giới đào bới đã ngưng hoạt động.

Sau khi báo phản ánh, cơ quan chức năng địa phương đã vào cuộc, xác minh và khẳng định nội dung báo nêu là đúng. Chính quyền xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã có văn bản đề nghị cấp trên xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm, khung hình phạt từ 30 - 60 triệu đồng. Đồng thời, xã yêu cầu người vi phạm phải ngưng ngay hành vi vi phạm trên phần đất đào bới trái phép và buộc phải trả lại hiện trạng ban đầu.

dao-1.jpg
Khu vực đào bới đất rừng sản xuất trái phép vừa bị cơ quan chức năng đề nghị xử phạt

“Nội dung báo nêu là đúng, tôi đang cho làm thủ tục xử lý theo quy định, sai đến đâu, xử lý đến đó. Trước đó tôi đã cho làm biên bản rồi, hiện xã đã đề nghị huyện xử phạt vi phạm hành chính khung từ 30 - 60 triệu đồng và yêu cầu khắc phục hiện trạng ban đầu. Phần đất trên là do ông Trịnh Minh Tuấn (ngụ Hà Nội) thuê của ông Phạm Quốc Đạt (ngụ địa phương), sau đó ông Tuấn ủy quyền cho ông Phong (chưa rõ họ). Xã đề nghị phạt cá nhân người vi phạm là ông Phong. Các ông này là người của Công ty C3T, nhưng thuê đất thì đứng tên cá nhận”, một lãnh đạo xã Tân Ân cho biết.

Như Một Thế Giới đã thông tin trước đó, mặc dù chính quyền tỉnh Cà Mau có chủ trương không cho phát sinh thêm diện tích nuôi tôm công nghiệp từ nhiều năm qua, nhưng một cá nhân ở đây đã thuê đất của dân địa phương rồi tự ý đào ao để nuôi tôm khi chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý, cho phép. Khu vực này có diện tích rộng hơn 3ha, do ông Phạm Quốc Đạt (ngụ xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển) cho ông Trịnh Minh Tuấn (ngụ Hà Nội) là người của Công ty C3T thuê với thời hạn 10 năm.

dao-2.jpg
Ngoài đề nghị phạt tiền, chính quyền xã Tân Ân còn đề nghị tổ chức, cá nhân vi phạm khắc phục lại nguyên trạng ban đầu

Ông Lê Đàm Minh, đại diện người thuê đất cho biết, đến tháng 4.2022, cấp có thẩm quyền sẽ cấp phép cho ông nuôi thủy sản. Ông Minh khẳng định mình chỉ đang xới đất cho khâu chuẩn bị. Trước khi đưa phương tiện cơ giới vào khu vực nói trên, họ đã báo cáo chính quyền huyện, xã.

Quá trình làm việc, ông Minh cũng khẳng định rằng Bí thư, Chủ tịch tỉnh Cà Mau đã gặp họ và các vị lãnh đạo này rất ủng hộ phương án nuôi tôm công nghiệp của mình.

Trước những thông tin PV nắm được về việc đào bới đất là chưa có chủ trương của cấp có thẩm quyền, ông Minh mới thừa nhận: “Tôi đào bới là sai vì chủ trương chưa cho phép, nhưng chỗ này sẽ là nơi quy hoạch nuôi tôm công nghiệp trong tương lai. Tất cả là vì chúng tôi lo xa”.

dao.jpg
Sau khi Một Thế Giới phản ánh, xe cơ giới đào bới đã ngưng hoạt động

Ông Trần Thanh Đồng, Phó chủ tịch UBND xã Tân Ân khẳng định: “Tôi chỉ cho phép họ làm mặt tiền cất nhà ở khu vực mé sông Đường Kéo và cho cải tạo chu vi thôi chứ không cho đào bới. Trong phần diện tích đất được thuê có yêu cầu bắt buộc trồng 4 công rừng (4.000m2 ). Họ đào vậy là không đúng rồi”.

Về hướng xử lý, ông Đồng nói theo biên bản cam kết thì buộc họ khắc phục lại như cũ và nếu sai thì xử phạt. “Tôi đã cử cán bộ đi kiểm tra, khi có báo cáo thì sẽ tính sau”, ông Đồng cho biết thêm.

Bài liên quan
Cà Mau: Mô hình tôm-rừng đạt chuẩn ASC nhóm
Sáng 21.11, tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội nghị "Tổng kết thực hiện nuôi tôm - rừng", đồng thời làm lễ công bố chứng nhận đạt chuẩn ASC nhóm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ đào đất rừng làm ao nuôi tôm: Xã đề nghị huyện phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng