Hiện nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất

Tuyết Nhung | 15/03/2022, 16:16

Hiện nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất.

Bộ Công Thương cho biết hiện nay Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của nhà máy.

Vì vậy, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đánh giá thực trạng khả năng sản xuất, cung ứng xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và thống nhất trước mắt, kịch bản điều hành nguồn cung xăng dầu quý 2/2022 cho thị trường trong nước không bao gồm nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

3(1).jpg
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Bộ Công Thương đã giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (không tính nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) để đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa trong quý 2/2022.

Từ đầu tháng 1 và tháng 2, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55 - 80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Vì vậy, việc nhà máy không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký đã ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Sang tháng 3, lượng cung xăng dầu cho thị trường từ nguồn trong nước vẫn thấp so với các tháng thông thường do lượng cung ứng xăng dầu từ sản xuất trong nước tiếp tục giảm. Dự kiến tháng 3 giảm so với kế hoạch 20%, đơn vị này chỉ cung cấp được khoảng 80% kế hoạch theo tháng (kế hoạch giao 680.000m3, nhưng dự kiến giao hàng là 556.000m3; trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%).

Tình trạng gặp khó khăn về nguồn cung xuất phát từ nguyên nhân Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính và một số vấn đề nội tại nên không có kinh phí nhập dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm. Do cắt giảm công suất sản xuất nên việc giao hàng thực tế cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2 đã bị giảm 50% so với kế hoạch, tháng 3 giảm 20% so với kế hoạch.

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn nâng công suất lên 103% từ cuối tháng 1 và 105% từ ngày 7.2. Tuy nhiên, mức tăng thêm 5%, tương đương 28.000m3 xăng dầu, vẫn chưa đủ bù đắp lượng thiếu hụt do Nhà máy Nghi Sơn giảm công suất.

Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, và các loại thuế, nhất là thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp. Đồng thời, cần chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện về thủ tục nhập khẩu để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu đã được Bộ Công Thương phân giao.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện về thủ tục và tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối để kịp thời nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu được Bộ Công Thương phân giao từ đầu năm 2022 và lượng phân giao bổ sung.

Bộ Công Thương đề nghị Nhà máy lọc dầu Bình Sơn tăng công suất sản xuất để tăng nguồn cung xăng dầu thành phẩm cho thị trường; công bố kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trước 45 ngày để các thương nhân đầu mối kinh doanh có kế hoạch cân đối nguồn bảo đảm cung cấp xăng dầu cho thị trường.

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn hiện cung ứng khoảng từ 30 - 35% thị phần xăng dầu tại Việt Nam. Vậy nên chỉ cần có sự thay đổi trong hoạt động của nhà máy này thì chắc chắn có tác động nhất định đến một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước. Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại cuộc họp mới đây cũng cho biết lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên tới 3,3 tỉ USD trong 3 năm, số tiền nợ nguyên liệu cũng lên tới 2,8 tỉ USD.

Bài liên quan
PVN thừa nhận có sai phạm tại dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Qua kiểm tra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát hiện một số sai phạm, trong đó có việc không hạch toán số tiền lãi 21,8 tỉ đồng và để ngoài sổ sách kế toán.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
3 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất