Không đủ năng lực tài chính như quy định của hồ sơ mời thầu vẫn nộp hồ sơ, đến khi bị đánh rớt thì khiếu nại “tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm” trong hồ sơ mời thầu. Đó là một trong những điều mà Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã nêu ra tại buổi làm việc với đại diện Bộ Y tế liên quan đến khiếu nại của Công tư cổ phần Đầu tư Việt Mỹ.

Vụ nhà thầu khiếu nại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM: Đâu là sự thật?

Hồ Quang | 16/12/2017, 07:22

Không đủ năng lực tài chính như quy định của hồ sơ mời thầu vẫn nộp hồ sơ, đến khi bị đánh rớt thì khiếu nại “tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm” trong hồ sơ mời thầu. Đó là một trong những điều mà Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã nêu ra tại buổi làm việc với đại diện Bộ Y tế liên quan đến khiếu nại của Công tư cổ phần Đầu tư Việt Mỹ.

Lời giải thích củaBệnh viện Ung bướu TP.HCM

Liên quan đến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về vụ đấu thầu“Cung cấp và lắp đặt hệ thống xạ trị gia tốc hướng dẫn hình ảnh” tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chiều 15.12 đại diện Bộ Y tế và một số đơn vị có liên quan đã có buổi làm việc với Bệnh viện Ung bướu để làm rõ những vấn đề mà báo chí nêu, cũng như việc bệnh viện này thực hiện sự chỉ đạo của Phó thủ tướng như thế nào.

Đề cập đến gói thầu “Cung cấp và lắp đặt hệ thống xạ trị gia tốc hướng dẫn hình ảnh”, ông Lê Thành Công -Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính ( Bộ Y tế) cho biết theo đánh giá của hội đồng chuyên môn Bộ Y tế tại văn bản số 135/ BYT- KHTC ngày 10.8.2017,hồ sơ mời thầu lần thứ nhất ngày 29.11.2016của Bệnh viện Ung bướu mang tính chất khách quan, khoa học và có tính cạnh tranh hơn so với hồ sơ mời thầu đã điều chỉnh vào ngày 15.3.2017.

Ông Công cho rằng hồ sơ mời thầu sau khi điều chỉnh có bổ sung một số nội dung chưa rõ ràng về mặt yêu cầu kỹ thuật, các thông số kỹ thuật đưa ra mang tính hạn chế nhà thầu.

Ông Công đặt vấn đề tại sao trong hồ sơ mời thầu lần 1 yêu cầu bộ lá MLC của máy xạ trị gia tốc này là 160 lá nhưng sau đó điều chỉnh xuống còn 120 lá. Việc kéo xuống còn 120 lá có hạn chế tính cạnh tranh của các nhà thầu?

Bên cạnh đó, ông Công cũng đề nghị Bệnh viện Ung bướu làm rõ một số tiêu chuẩn kỹ thuật được điều chỉnh so với hồ sơ lần 1 được cho là có nghiêng về phía một nhà cung cấp.

Trả lời về những vấn đề mà đại diện Bộ Y tế nêu, bác sĩ Lê Anh Tuấn - Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết việc điều chỉnh một số năng lực theo hướng đi xuống trong hồ mời thầu của bệnh viện là phù hợp với Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT. Trong thông tư này có quy định rất rõ một số tiêu chí không được chỉnh sửa nhưng cũng có cho phép điều chỉnh một số tiêu chí khác cho phù hợp với tình hình thực tế.

“Đây là lần đầu tiên trên cả nước có mộtbệnh viện đầu tư cùng lúc 2 máy xạ trị gia tốc, giá trị rất cao lên đến 240 tỉ đồng. Vì vậy hồ sơ mời thầu lần thứ nhấtkhông có nhà thầu nào nào trên thị trường đáp ứng được về năng lực kinh nghiệm nên điều chỉnh hạ xuống để có nhiều nhà thầu có khả năng tham gia. Tất cả đều phụ hợp với Thông tư 05”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn khẳng định tất cả các tiêu chí kỹ thuật mà bệnh viện xây dựng không nghiêng về bất kỳ một nhà cung cấp nào. Tất cả những tiêu chí kỹ thuật này đều được bệnh viện tham khảo các nhà quản lý, nhà chuyên môn.

Ngay cả việc nâng điểm tiêu chuẩn tối thiểu từ 80 điểm lên 90 điểm cũng phù hợp với Thông tư 05 để đảm bảo có thiết bị tốt nhất.

Trong khi đó, theo bác sĩ Trần Tấn Phú - Trưởng phòng Vật tư trang thiết bị y tế, việc đánh giá hồ sơ mời thầu sai hay không sai phải có căn cứ pháp lý. Ở đây chỉ đánh giá hồ sơ mời thầu có trái với quy định của Luật Đấu thầu. Theo quy định của luật,nếu hồ sơ mời thầu hạn chế nhà thầu tham gia thì vi phạm luật đấu thầu.

Vì thế cần xem xét những tiêu chí trong hồ sơ mời thầu mà Bệnh viện Ung bướu đưa ra có hạn chế nhà thầu tham gia hay không.

Từ những điều trên, bác sĩ Phú cho rằng việc điều chỉnh MLC từ 160 lá xuống còn 120 lá là để đảm bảo các nhà thầu đều có thể tham gia được theo đúng như quy định của Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63.

“Trong xây dựng hồ sơ mời thầu, bệnh viện luôn cập nhật tất cả tính năng kỹ thuật của các hãng mà nhà thầu đang có để làm sao các nhà thầu đều tham gia được. Dó đó chúng ta không thể nói kéo thông số kỹ thuật từ 160 lá xuống còn 120 lá là hạn chế tính cạnh tranh của nhà thầu vì chúng tôikéo xuống mức tối thiểu 120 lá thì những nhà thầu có máy 160 lá vẫn đạt yêu cầu tham gia. Nếu chúng tôi vẫn giữ nguyên như tiêu chí hồ sơ mời thầu ban đầu là 160 lá, không giảm xuống 120 lá thì nhà thầu có máy 120 lá sẽ kiện chúng tôi. Làm thếchúng tôi sẽ vi phạm Luật Đấu thầu là đưa ra tiêu chí kỹ thuật hạn chế nhà thầu tham gia”, ông Phú chia sẻ.

Do đâu bất đồng dẫn đếnkhiếu nại?

Cũng tại buổi làm việc với đại diện Bộ Y tế, ông Lê Anh Tuấn - Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCMtiết lộ một chi tiết đáng chú ývề những kiến nghị của Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ.

Sau nhiều lần kiến nghị về tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật cũng như gia hạn thời gian đóng thầu, Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ đã được Bệnh viện Ung bướu giải đáp và đơn vị này đã không thắc mắc bất cứ vấn đề gì liên quan đến hồ sơ mời thầu.

Do đó, ngày 22.3.2017 liên danh nhà thầu Việt Mỹ - Dược Trung ương 3 đã nộp hồ sơ dự thầu, và trong suốt thời gian đó đến thời điểm đóng thầu, công bố kết quả trúng thầu vào ngày 28.4.2017 họ không hề có bất cứ một cứ kiến nghị gì liên quan đến hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên sau khi có kết quả, biết mình rớt thầu thì ngày 8.5 đơn vị này lại kiến nghị về đánh giá năng lực kinh nghiệm.

“Trong đơn kiến nghị này, Công ty cổ phần Việt Mỹ không kiến nghị gì về kết quả trúng thầu mà lại kiến nghị ngược lại về hồ sơ mời thầu. Điều này chẳng khác nào việc một thí sinh đi thi rớt, không kiến nghị chấm điểm sai mà kiến nghị đề thi sai”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết ngay cả hồ sơ mời thầu lần 1 hay hồ sơ mời thầu sau khi điều chỉnh thì liên danh nhà thầu Việt Mỹ- Dược Trung ương 3 cũng không đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm.

“Quy định về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu thì doanh thu bình quân mỗi năm phải đạt 340 tỉ đồng. Liên doanh nhà thầu Việt Mỹ - Trung ương 3 có doanh thu trung bình hằng năm là 392,962 tỉ đồng là đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong thỏa thuận thành viên, Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ đảm nhận 54% khối lượng công việc. Như vậy Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ phải đạt đanh thu bình quân mỗi năm phải từ 183,6 tỉ đồng trở lên nhưng doanh thu trung bình 3 năm gần đây của đơn vị này chỉ có 20,614 tỉ đồng. Vì thế liên danh nhà thầu Việt Mỹ - Dược Trung ương 3 đã không trúng thầu ngay từ đầu”, ông Tuấn lý giải.

Phía bệnh viện cho rằng ngay cả hồ sơ mời thầu có giữ nguyên như lần đầu, không thay đổi gì thì Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ cũng không trúng thầu. Tuy nhiên, phía Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ không hài lòng với việc "ra đề" của bệnh viện vàkhiếu nại lên tận Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ có điều,theo Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011, nếu đơn vị này không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư là Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thì sẽ khiếu nại lên Sở Y tế TP, nếu không đồng ý nữa thì sẽ khiếu nại lên UBND TP. Trong trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của UBND TP thì có quyền khởi kiện ra tòa án.

Sự việc này bắt nguồn từ Công tư cổ phần Đầu tư Việt Mỹ (Liên danh nhà thầu Việt Mỹ - Dược Trung ương 3) phát đơn khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ vào ngày 27.4.2017 xung quanh gói thầu“Cung cấp và lắp đặt hệ thống xạ trị gia tốc hướng dẫn hình ảnh”. Đơn vị này cho rằngBệnh viện Ung bướu đã tự ý gia hạn và cố ý đóng thầu nhiều lần để điều chỉnh hồ sơ mời thầu, đặc biệt là hạ thấp chuẩn xây dựng đánh giá năng lực – kinh nghiệm trái với Thông tư 05/ 2015/TT- BKHĐT; đồng thời xây dựng yêu cầu điểm kỹ thuật tối thiểu quá cao, xây dựng tiêu chí kỹ thuật nghiêng về một phía.

Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi UBND TP.HCM đề nghị kiểm tra việc đấu thầu, giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ và báo cáo trước ngày 1.6. Ngày 30.5.2017 UBND TP.HCM đã có báo cáo toàn bộ về sự việc này. Sau đó đến ngày 12.10, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 10854/ VPCP- V.Ichỉ đạo UBND TP.HCM giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần Đầu tư Việt Mỹ; chỉ đạo Bệnh viện Ung bướu TP thực hiện nghiêm kiến nghị của Bộ Y tế tại văn bản số 135/ BYT- KHTC ngày 10.8.2017,báo cáo về Chính phủ trước ngày 1.12.2017. Đến ngày 28.11, UBND TP.HCM đã báo cáo Chính phủ về vấn đề trên. Đến ngày 1.12.2017 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình gửi Bộ Y tế, UBND TP.HCM giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM kiểm tra thông tin phản ánh của báo chí liên quan đến việc Bệnh viện Ung bướu TPHCM không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng chính phủ tại văn bản ngày 12.10.2017

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ nhà thầu khiếu nại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM: Đâu là sự thật?