Lấy bối cảnh chính là sự kiện lịch sử Phong trào dân chủ Gwangju ở Hàn Quốc (1980), cuốn sách được đánh giá là một trong những tiểu thuyết xuất sắc và giàu sức lay động nhất của nhà văn Hàn Quốc Han Kang, được chính tác giả thừa nhận là “tác phẩm mà tôi không thể trốn tránh, không thể không viết, nếu không viết, không vượt qua, có lẽ tôi sẽ không thể đi tiếp đến bất cứ đâu”.

Vụ thảm sát Gwangju qua góc nhìn của một nữ nhà văn Hàn Quốc

Tiểu Vũ | 21/09/2019, 07:33

Lấy bối cảnh chính là sự kiện lịch sử Phong trào dân chủ Gwangju ở Hàn Quốc (1980), cuốn sách được đánh giá là một trong những tiểu thuyết xuất sắc và giàu sức lay động nhất của nhà văn Hàn Quốc Han Kang, được chính tác giả thừa nhận là “tác phẩm mà tôi không thể trốn tránh, không thể không viết, nếu không viết, không vượt qua, có lẽ tôi sẽ không thể đi tiếp đến bất cứ đâu”.

Thảm sát Gwangju - tên gọi của cuộc nổi dậy của dân chúng ở thành phố Gwangju, Tây Nam Hàn Quốc từ ngày 18 đến 27.5.1980. Trong suốt giai đoạn này, người dân Gwangju đã chống lại sự độc tài của Tổng thống Chun Doo-hwan và nắm quyền kiểm soát thành phố.Cuộc nổi dậy đã biến thành vụ thảm sát đẫm máu, khi quân đội Hàn Quốc theo lệnh của ông Chun Doo-hwan sử dụng hỏa lực, điều động xe tăng, máy bay chiến đấu đến Gwangju. Vụ việc dẫn tới 207 người thiệt mạng, 2.392 người bị thương và 987 người mất tích từ cả phía người dân, quân đội và cảnh sát.

Nhà văn Han Kang - Ảnh: T.L

Lấy bối cảnh chính là sự kiện lịch sử này, nữnhà văn Han Kang (tác giả đạt giải Manbooker năm 2016) đã viết nên tác phẩm Bản chất của người, cuốn sách khắc sâu những nỗi đau mà người dân thành phố Gwangju đã gánh chịu.

“Không bình luận cũng như không né tránh những vấn đề tương tự trong xã hội hiện đại ngày nay, Han Kang đặt những yếu tố xã hội và chính trị đứng đằng sau vụ thảm sát sang một bên và viết nên một cuốn tiểu thuyết của máu xương”, The Guardian bình luận.

Bản chất của người, gồm 7 chương, mỗi chương là một câu chuyện được kể từ điểm nhìn của một nhân vật, nhưng tất cả đều có mối liên kết chặt chẽ. Họ đều là những người bị ảnh hưởng từ vụ thảm sát Gwangju. Đó là Dong-ho, trên hành trình tìm kiếm xác người bạn thân của mình; hay người bạn của Dong-ho, người đã bị giết trong vụ thảm sát; là một biên tập viên đối mặt với cơ quan kiểm duyệt; là tù nhân bị tra tấn vì tham gia vào cuộc nổi dậy; là mẹ của Dong-ho; hay cuối cùng là chính tác giả Han Kang.

Nhà văn Han Kang tại SIBF 2014 - Ảnh: T.L

Dù là nạn nhân hay là người thân của những người đã chết trong cuộc thảm sát đó thì cuộc sống về sau của họ - sau khi bị bắt bớ, bị tra tấn, bị hủy hoại - đều đau đớn. Họ trở thành một cái xác không linh hồn, không còn được sống như con người bình thường, mà ngày ngày phải chiến đấu với chính mình, “vì đã sống sót, vì mình còn đang sống tiếp”.

Chọn tiểu thuyết là hình thức để viết nên cuốn sách của mình, Han Kang đã thành công trong việc dẫn dắt người đọc đến câu hỏi, có lẽ là quan trọng nhất trong thời đại ngày nay: “Thế nào là nhân đạo? Con người chúng ta phải làm gì để gìn giữ nhân đạo là chính nó mà không phải là một điều gì khác?”. Tác giả không đưa ra câu trả lời, nhưng hành động “không chùn bước mà đối diện với quá khứ” này dường như là một bước khởi đầu cho hành trình tìm ra lời đáp.

Cho đến nay, tội ác ởGwangju cũng đã được vạch trần, những người chịu trách nhiệm cũngbị khởi tố,Các bản án được thực thi vào năm 1997, trong đó có án chung thân dành cho cựu tổng thống Chun Doo-hwan.Chính phủ Hàn Quốcđã chính thức gửi lời xin lỗi và xây dựng mộtnghĩa trangquốc gia dành cho các nạn nhân...Thế nhưng nỗi đau mà vụ thảm sátGwangju vẫnchưa bao giờ nguôi ngoai.Trong bối cảnh ấy, những gì mà nhà văn Han Kang viết ra như một cử chỉđền đáp sự hysinh của những người đã nằm xuống ở đây.

Bản chất của con người cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, sách được Nhã Nam phát hành tại Việt Nam từ giữa tháng 9.2019.

Bản dịch tiếng Việt cuốn sách Bản chất của con người xuất bản tại Việt Nam

Nhà văn Han Kang sinh năm 1970 tại Gwangju sau đó cùng gia đình chuyển lên Seoul sống từ năm 10 tuổi. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường đại học Yonsei, Han Kang đăng đàn năm 1993 trên báo Văn học và Xã hội với tư cách một nhà thơ. Năm 1994, cô cho ra mắt truyện ngắn Mỏ neo đỏ, giành giải tác giả trẻ của báo Seoul Shinmun, kể từ đó bắt đầu chính thức hoạt động văn chương.

Suốt sự nghiệp viết văn gần ba mươi năm, với 3 tập truyện ngắn, 6 tiểu thuyết và 1 tập thơ, Han Kang đã giành được nhiều giải thưởng văn học danh giá cả trong và ngoài nước, trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất của văn học Hàn Quốc hiện đại. Trong đó nổi bật nhất là giải Man Booker International năm 2016 dành cho tác phẩmNgười ăn chay.Năm 2018, cô tiếp tục lọt vào danh sách đề cử của giải thưởng này với tiểu thuyết giàu tính tự thuậtTrắng.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
16 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ thảm sát Gwangju qua góc nhìn của một nữ nhà văn Hàn Quốc