Theo “ cú hích” hai lần xăng tăng, giá thực phẩm cũng leo thang chóng mặt. Ngày 28.7,  giá xăng bất ngờ giảm 330 đồng/lít. Tuy nhiên, có một nghịch lý xảy ra đó là giá thực phẩm không những giảm mà còn tăng thêm.

Xăng giảm, giá thực phẩm vẫn chưa quay đầu

Một Thế Giới | 09/08/2014, 07:46

Theo “ cú hích” hai lần xăng tăng, giá thực phẩm cũng leo thang chóng mặt. Ngày 28.7,  giá xăng bất ngờ giảm 330 đồng/lít. Tuy nhiên, có một nghịch lý xảy ra đó là giá thực phẩm không những giảm mà còn tăng thêm.

Càng ngày càng đội giá lên cao

Theo ghi nhận của Một Thế Giới, tại TP.HCM giá thực phẩm vẫn ở mức cao. Một số thực phẩm tiếp tục tăng giá.

Các loại thực phẩm như thịt bò, gà, heo, trứng gia cầm... hiện vẫn  ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm. Mỗi kg thịt heo hiện xoay quanh 90.000 đến 120.000 đồng tùy từng loại. 
Trong khi đó, mỗi kg thịt bò tại các chợ vẫn giữ giá bán cao dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng mỗi kg. Gà ta vẫn có giá cao là  120.000 – 130.000 đồng/ 1kg. Thịt, cánh, chân gà công nghiệp giá vẫn không giảm, ở mức 55.000 – 65.000 đồng/ kg.  
Trứng gia cầm tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/ hộp. Ngoài ra, giá các loại hải sản vẫn giữ nguyên so với lúc xăng tăng.
Xang giam, gia thuc pham van chua quay dau
 Mặc dù giá xăng đã giảm nhưng giá thực phẩm vẫn nằm ở mức cao
Ở một số chợ bán lẻ, giá rau, củ, quả vẫn cao so với những ngày cuối tháng 7. Một số loại rau tăng nhẹ từ 2 – 3%. 
Cụ thể, các loại rau thơm, xà lách...đã tăng lên 30.000 đồng/ 1kg thay cho 25.000 đồng/ kg. Cà chua tăng từ 15.000 đồng/ 1kg lên 16.000 đồng/ 1kg. Bí đao có giá là 15.000 đồng/ 1kg. Bí đỏ là 12.000 đồng/ 1kg. Khổ qua là 20.000 đồng/ 1kg. 
Dưa leo tăng thêm 2.000 đồng/ 1kg cách đây 2 tuần. Một số loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ giữ nguyên giá là 18.000 – 20.000 đồng/ 1kg. Cà rốt Đà Lạt là 32.000 đồng/ 1 kg.

Súp lơ xanh, xà lách cuộn vẫn đội giá “ngất ngưởng” là 40.000 đồng/1kg.  Các loại rau có lá khác như cải ngọt, cải bẹ mức 15.000-17.000/kg.  Rau muống là loại ít biến động về giá nay cũng giữ nguyên mức 10.000 đồng.

Không chỉ thực phẩm tăng giá, một số quán ăn nhỏ ở TP.HCM cũng rục rịch tăng giá. Một số quán phở, hủ tiếu ở quận 7, Thủ Đức... cũng tăng thêm 2.000 đồng một tô so với một tháng trước. Các chủ quán cho rằng nguyên nhân tăng giá bán do giá thực phẩm và đầu mối giao hàng báo tăng giá liên tục thời gian gần đây nên để đảm bảo chất lượng  buộc chủ quán phải tăng giá.

Tại các siêu thị, giá bán thực phẩm hiện vẫn theo giá niêm yết từ trước nên không có nhiều thay đổi đáng kể.

Nghịch lý từ giá xăng

Đa số tiểu thương đều cho rằng giá thực phẩm vẫn nằm ở mức cao do xăng tăng giá kéo theo chi phí vận chuyển tăng lên. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc xăng đã giảm nhưng thực phẩm vẫn không giảm thì một số tiểu thương ở chợ Thị Nghè cho hay: “Cái đó tui không biết vì chi phí tôi thuê người vận chuyển vẫn ở mức cao. Giá vận chuyển không giảm thì giá thực phẩm cũng không giảm được, giảm chỉ có lỗ thôi.” 
“Xăng tăng thì ngay lập tức rau củ, thịt cá tăng theo liền. Còn bây giờ thấy xăng giảm giá rồi mà thực phẩm cũng không giảm một đồng, nhiều loại rau tăng thêm giá nữa. Người ta bán nói chi phí vận chuyển cao nên giá thực phẩm không giảm được thì tôi cũng nghe vậy chứ biết sao được. 
Trước đây đi chợ thích ăn gì là mua nấy, còn bây giờ là đắn đo, suy nghĩ xem hôm nay nên ăn gì, như thế nào để vừa đủ chất lại vừa hợp túi tiền. Cứ theo cái đà này chắc thực phẩm còn tăng nữa kìa”.
Theo một chủ sạp tại chợ Thạnh Mỹ Lợi ( quận 2), thịt đứng ở mức giá cao này khiến sức mua của người dân rất chậm. “Người mua hàng chê giá đắt nên mua ít hơn hẳn. Tôi cũng muốn giảm để thu hút người mua mà chi phí vận chuyển với giá đầu vào cao nên không giảm được”

Lý giải nguyên nhân tăng giá, nhiều tiểu thương cho rằng mưa bão nên lượng hàng giảm sút, nguồn cung không ổn định khiến thực phẩm bán lẻ tăng giá. Bên cạnh đó, giá xăng cũng như chi phí vận chuyển một số mặt hàng đang tăng nên thương lái buộc phải điều chỉnh giá để bù đắp chi phí.

Chị Hương, chủ một sạp trái cây tại chợ Tăng Nhơn Phú (quận 9) cho hay, hàng hóa được lấy từ chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức. Mỗi ngày chị nhập khoảng 8 thùng trái cây các loại. Giá vận chuyển mỗi thùng là 15.000 đồng. Khi xăng tăng giá thì đương nhiên chi phí vận chuyển sẽ tăng theo. Tuy nhiên,  khi xăng đã giảm mà chi phí vận chuyển vẫn ở mức cũ như lúc xăng tăng cao

“Trước đây tôi thuê người ta chở rau một ngày là 50.000 tiền xăng, bây giờ chủ xe thu mỗi ngày thêm 20.000 đồng nữa. Họ nói xăng tăng nên tôi phải chịu. Khi xăng xuống giá thì họ nói xăng giảm ít lắm nên vẫn giữ mức đó. Mỗi gánh rau của tôi cũng tôi cũng phải gánh theo mấy trăm đồng tiền chi phí nữa mà.  Bởi vậy buộc lòng tôi phải tăng giá rau để bù vào tiền chở hàng thôi.” Chị Hằng, chủ sạp rau tại chợ Cát Lái ( quận 2) cho hay.

Đang loay hoay chọn mớ rau, chị Nguyễn Thị Trà ( quận 2) cho biết: “Xăng tăng thì ngay lập tức rau củ, thịt cá tăng theo liền. Còn bây giờ thấy xăng giảm giá rồi mà thực phẩm cũng không giảm một đồng, nhiều loại rau tăng thêm giá nữa. Người ta bán nói chi phí vận chuyển cao nên giá thực phẩm không giảm được thì tôi cũng nghe vậy chứ biết sao được. Trước đây đi chợ thích ăn gì là mua nấy, còn bây giờ là đắn đo, suy nghĩ xem hôm nay nên ăn gì, như thế nào để vừa đủ chất lại vừa hợp túi tiền. Cứ theo cái đà này chắc thực phẩm còn tăng nữa kìa”.
Hy vọng đợt giảm giá xăng lần thứ hai gần đây sẽ kéo giá thực phẩm xuống thấp hơn!

Phan Diệu


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xăng giảm, giá thực phẩm vẫn chưa quay đầu