Sau một thời gian tạm lắng, dư luận tiếp tục ồn ào xung quanh chuyện đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền được vào đề thi Ngữ văn một số trường THPT. Có nhiều ý kiến phản ứng gay gắt về cách làm này.

'Záo Zụk' vào đề thi Ngữ văn: Khi nhà trường 'ăn theo' mạng xã hội

12/12/2017, 14:58

Sau một thời gian tạm lắng, dư luận tiếp tục ồn ào xung quanh chuyện đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền được vào đề thi Ngữ văn một số trường THPT. Có nhiều ý kiến phản ứng gay gắt về cách làm này.

Đề văn cho học sinh lớp 12 tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội - Ảnh: Zing

Sau khi Chi Pu lạc trôi vào đề thi Ngữ văn gây bức xúc, đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn trường THPT Chợ Gạo (Tiền Giang), có câu: "Luật Giáo dục" viết là "Luật Záo Zụk", "Ngôn ngữ" viết là "Qôn Qữ", "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt"... là cách cải tiến chữ viết tiếng Việt mà tác giả Bùi Hiền đề xuất gần đây, gây xôn xao trong dư luận. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị trong một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về đề xuất này".

Còn đề thi lớp 12 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) yêu cầu: "Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về "Đề xuất cải tiếng bảng chữ cái "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt"" của PGS.TS Bùi Hiền, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về đề xuất ấy".

Đại diện trường THPT chuyên Nguyễn Huệ cho rằng đây là đề thi nghị luận xã hội, nhằm để học sinh phát biểu chính kiến. Một số người cho rằng đề thi có tính thời sự, sáng tạo…

Tuy nhiên, thầy Tôn Huy Song, giáo viên Ngữ văn ở Thanh Chương (Nghệ An) phân tích: “Cách ra đề như trên là trái nguyên tắc khoa học sư phạm. Đề thi phải nằm trong phạm vi chương trình, không có tính chất đánh đố. Mỗi đề thi đều có mục đích rèn luyện kĩ năng, tính giáo dục, tính chuẩn mực”.

Theo thầy Huy Song, đề thi nghị luận xã hội có thể yêu cầu học sinh bàn luận về các vấn đề trong cuộc sống, nhưng phải chọn lọc. Nguyên tắc, chỉ yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu quan điểm về những vấn đề mà các em đã hiểu rõ; những vấn đề mới cần được thuyết minh đầy đủ.

“Đề xuất cải cách chữ viết của ông Bùi Hiền thuộc chuyên môn sâu của ngôn ngữ học, và còn gây nhiều tranh cãi. Ngay cả giáo viên chúng tôi cũng không am hiểu. Học sinh, dù là trường chuyên, các em cũng phải học rất nhiều môn và không có điều kiện đọc hết các bài báo, hay nghiên cứu sâu về vấn đề này”, thầy Huy Song lý giải.

Theo thầy Song, việc yêu cầu học sinh “phát biểu chính kiến” về một vấn đề mà ngay cả bản thân giáo viên cũng chưa am tường, là cách làm tùy tiện, hời hợt.

“Hết đưa Chi Pu vào đề thi, giờ lại yêu cầu học sinh bàn về đề xuất của ông Bùi Hiền; chẳng khác gì khuyến khích, cổ vũ các em “ăn theo nói leo” hay “ăn ốc nói mò”, cô Bích Thủy, giáo viên Ngữ văn ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) phản ứng.

Môn Ngữ văn, mặc dù phải gần gũi đời sống, nhưng không có nghĩa là chạy theo mạng xã hội, đưa những điều hời hợt, vô bổ và thậm chí phản cảm vào đề thi, thầy Lê Văn Vỵ (Hà Tĩnh), chia sẻ.

Theo Quang Đại/Lao động

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Záo Zụk' vào đề thi Ngữ văn: Khi nhà trường 'ăn theo' mạng xã hội