Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 22.11 tuyên bố nước này đã phóng thành công BrahMos, tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới, từ máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI.

Ấn Độ phóng thành công tên lửa BrahMos từ máy bay Su-30

Cẩm Bình | 23/11/2017, 14:55

Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 22.11 tuyên bố nước này đã phóng thành công BrahMos, tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới, từ máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI.

Tuyên bố mô tả tên lửa BrahMos được gắn dưới thân máy baySukhoi-30MKI hoặc Su-30. Khi được thả, động cơ của tên lửa hoạt động, đẩy tên lửa đến các mục tiêu cần tiêu diệt ở vịnh Bengal. Tên lửa dự kiến có tầm bắn khoảng 300km.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, vụ phóng thành công cho thấy sức mạnh của lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) sắp tới sẽ được tăng cường đáng kể.

Trang NDTV cho hay trước đó BrahMos đã được phóng thành công từ bệ phóng đất liền và từ tàu chiến. Với vụ thử mới nhất, “tam giá” tên lửa hành trình chiến thuật của New Delhi đã hoàn thiện, BrahMos có thể được phóng từ đất liền, trên biển lẫn trên không.

Hệ thống BrahMos trang bị trên tàu hải quân Ấn Độ - Ảnh: BrahMos Aerospace

Cũng theo NDTV, tên lửa BrahMos nặng 2,5 tấn là vũ khí nặng nhất mà chiếc Su-30 của IAF được trang bị.

Tên lửa BrahMos ( còn gọi là PJ-10) được đặt tên theo cách kết hợp tên hai con sông Brahmaputra ở Ấn Độ và sông Moskva ở Nga.

BrahMos là sản phẩm của công ty liên doanh BrahMos Aerospace được thành lập năm 1988 từ sự hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ và Tập đoàn Tên lửa Nga.

Tên lửa có hai tầng, giúp đẩy tốc độ lên gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh (khoảng 1km/giây); tầm bắn tối đa 290km nhưng có thể được nâng lên thành 300-500km; có thể bay cách mặt biển 10m; mang được đầu đạn 200-300kg.

Đặc biệt, BrahMos có hai điểm ưu việt khác. Thứ nhất, tên lửa này hoạt động theo cơ chế “bắn và quên” (fire and forget principle), tức là sau khi phóng đi sẽ tự động nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự tìm đến mục tiêu chứ không cần thêm bất kỳ thao tác điều khiển nào nữa. Trên đường bay, BrahMos còn có khả năng bay hình chữ S, tức có thể biến tốc và đổi hướng hai lần để tránh radar.Thứ hai, tên lửa có thể nhận cả tín hiệu GPS từ vệ tinh của Mỹ lẫn tín hiệu từ vệ tinh GLONASS của Nga. Cuối hành trình bay, BrahMos sẽ tự ngắt tín hiệu, hạ thấp độ cao, kích hoạt đầu dẫn tự động và khóa mục tiêu chính xác tới hàng mét.

Ấn Độ trong vài năm qua đã xuất khẩu loại tên lửa này sang nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cẩm Bình (theo NDTV, The National Interest)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ phóng thành công tên lửa BrahMos từ máy bay Su-30