Sau Tết Nguyên đán, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng tấp nập khách thập phương. Đây cũng là mùa những người chuyên cò mồi, buôn bán nhang đèn, đồ thờ cúng thi nhau chặt chém.

An Giang: Bị “chặt chém”, lừa gạt khi hành hương miếu Bà Chúa Xứ

Hồ Hùng | 16/02/2017, 12:16

Sau Tết Nguyên đán, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng tấp nập khách thập phương. Đây cũng là mùa những người chuyên cò mồi, buôn bán nhang đèn, đồ thờ cúng thi nhau chặt chém.

Chưa “xin lộc Bà” đã bị chặt chém

Ghi nhận của chúng tôi, vào những ngày qua, tại khu vực Miếu Bà Chúa Xứ (P.Núi Sam, TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang)lúc nào cũng đông nghịt du khách từ các nơi đổ về. Không chỉ khách tại các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ mà còn cả du khách từ các tỉnh miền Trung và Bắc về đây cúng viếng, tham quan. Hằng năm, bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán, mỗi ngày có hàng ngàn khách hành hương đổ về đây.

Vừa đến khu vực Miếu Bà Chúa Xứ, hàng loạt băng rôn đã “đập” vào mắt du khách cùng loa phát thanh cảnh báo về tình trạng lừa gạt bán “nhang đèn, muốigạo”. Anh xe ôm đi cùng với chúng tôi nói: “Nhiều du khách hành hương luôn bị nhóm người cò mồi, bán nhang đèn muối gạoquây quanh để lừa gạt, mất tiền triệu. Em có cúng, viếng hoặc mua gì thì nói anh mua dùm hoặc ghé các cửa hàng gần khu vực Miếu Bà. Ở đây, người ta có niêm yết giá cả rõ ràng. Chứ mua của cái bọn bất lương đó là chưa xin lộc đã phải cạn túi”.

“Em mua 1 thẻ nhang thì những người này vẫn bán chỉ từ 10.000-20.000 đồng. Nhưng có khi họ lại bán100.000-200.000 đồng! Tùykhách, thấy khách sang thì những người này trả lời cho bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu vì cũng xin hưởng “lộc Bà". Khách lơ là một chút là bị chặt chém, 1 thẻ loại nhang3 cây, có người cũng bị chặt đến tiền trăm ngàn”, mộtngười dân địa phương cho hay.

Băng rôn cảnh báo về tình trạng lừa gạt tại khu vực Miếu Bà Chúa Xứ

Trước khi vào Miếu Bà, nhóm tôi ghé vào cửa hàng bán trái cây nằm bên hông miếu sắm lễ. Chị chủ quán trái cây cũng cảnh báo: “Em mua gì thì cứ mua, chị bán đúng giá. Hồi nữa lại cổng, có ai giật đồ nói để ghi giấy cúng cầu an thì tuyệt nhiên từ chối nha. Thẻ nhang tụi nó bán 30.000 đồng, rồi nói ghi giấy cúng để xin lộc bà thì phải từ chối nếu không muốn mất bạc triệu”.

Bất kể ngày đêm, khu vực Miếu Bà cũng đông nghịt khách hành hương đến cúng, viếng xin lộc Bà đầu năm mới. Thấy tôi ngơ ngác, một phụ nữ luống tuổi kéo tay đưa thẻ nhang, rồi nói: “Em lấy dùm chị thẻ nhang, vào viếng Bà linh lắm. Cầu gì được nấy”. Tôi hỏi giá và trả 30.000 đồng cho thẻ nhang, nếu bình thường mua ngoài tiệm tạp hóacó thể chưa đến 5.000 đồng.

Ngay sau đó, 1 người phụ nữ khác kéo lại: “Em vào viếng bà để chi ghi giấy cúng cho. Bà thiêng lắm””, người phụ nữ này nói rồi lấy ra miếng giấy ghi 2 chữ "Cầu an" và hỏi tên tôi và những người trong gia đình để ghi vào. Xong, người này hỏi là cúng bao nhiêu ký gạo, 6kg hoặc 12kg. Tôi trả lời là 6kg, vừa dứt lời, 1 người phụ nữ khác cầm sang bọc nilon, theo tôi quan sát là có cả gạo và muối cũng cỡ chừng vào khoảng 10kg.

Tôi chưa kịp nhận túi gạo thì 1 người phụ nữ khác đã cầm dùm và kéo tay tôi vào viếng, thắp hương và xin lộc Bà. Vừa thắp nhang xong, người phụ nữ đi cùng đã dúi vào tay tôi túi túi nilon dựng bên trong một ít trái cây nói là “lộc Bà” (trái cây này được lấy từ những phần lễ của khách hành hương đến viếng bà) rồi chỉ ra ngoài cổng tính tiền.

Ra đến cổng, đã có 2-3 phụ nữ cùng vài thanh niên đứng chờ sẵn để thu tiền của du khách. Người phụ nữ ban nãy ghi giấy cầu an nói tôi phải trả 390.000 đồng cho phần lễ 6kg gạo ban nãy. Tôi thắc mắc vì sao chỉ có mấy kýgạo, muối mà tới chừng đó tiền thì người này giải thích rằng: cúng 6kg gạo, muối; nãy ghi tên bao nhiêu người thì nhân lên chừng đó tiền!

Túi gạo chưa đến 100.000 đồng nhưng qua tay những kẻ bất lương, du khách phải trả đến vào trăm ngàn đồng, thậm chí cả tiền triệu.

Anh Toàn, người xe ôm đi cùng kéo tôi lại nói nhỏ: “Bọn này nó tính tiền bất lương vậy đó, em cúng 6kg gạo rồi ghi tên bao nhiêu người nữa thì tụi nó nhân lên bất nhiêu. Nào là gạo, muối, nhang, đèn đủ thứ. Phần lớn khách đến hành hươngđều phải trả tiền vì không muốn chuốc thêm phiền phức, bực mình là vậy. Em chỉ có vài trăm ngàn, chứ nhiều người họmất cả tiền triệu hoặc vài triệu đó”.

Đừng để du khách chuốc thêm bực mình

Rất nhiều du khách hành hương về miếu Bà Chúa Xứ đều bị chặt chém như vậy. Người mất vài trăm, cũng có người mất vài triệu đồng. Trên đường di chuyển lên núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang) để vãn cảnh, chị Nhung cùng gia đình (ngụ TP.HCM) vẫn còn bức xúc vì bị lừa gạt cũng với thủ đoạn như trên.

“Lần đầu đến viếng Bà, mới đến khu vực Miếu đã thấy băng rôn cảnh báo lừa gạt “nhang đèn, muối gạo” nhưng vẫn bị gạt như thế. Họ nói chị cầu an cho ai, chị đọc tên chồng cùng mấy đứa con và người thân trong gia đình. Mình nhìn thấy họ cũng xách túi gạo, muối vào cúng nhưng có chút xíu mà tính tiền thì mất ngót gần 2 triệu đồng. Nào là nhang đèn, gạo muối, dầu ăn… đủ thứ bực mình”, chị nói.

Du khách hành hương về Miếu Bà Chúa xứ cầu lộc và mong không còn những kẻ lường gạt bất lương

Không chỉ bị lọc lừa bởi những trò nói trên, tiền giữ xe, nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực núi Sam tăng chóng mặt. Giá giữ xe máy 10.000 đồng/xe, tiền phòng nhà nghỉ tăng gần gấp đôi. Chủ 1 nhà nghỉ trên đường Hoàng Diệu giải tíchngày thường phòng cho thuê chỉ có 170.000 đồng nhưng sauTết, nhân công đắt nên tính giá gần gấp đôi. Phòng đơn thì 300.000 đồng còn phòng đôithì 600.000 đồng.

Theo lãnh đạo Công an P.Núi Sam, năm 2016, lực lượng công an đã xử lý 10 trường hợp lừa gạt “nhang đèn, muối gạo, chèo kéo du khách” và ra quyết định xử phạt hành chính, giáo dục, nhắc nhở và cho làm cam kết không tái phạm. Để cảnh báo du khách không bị lừa gạt, công an phường đã trang bị 50 biển báo, đường dây nóng có số điện thoại có số điện thoại của Trưởng, Phó Công an TP.Châu Đốc và ở phường cùng số trực ban công an để lực lượng đến giải quyết.

Tuy nhiên, các đối tượng lừa gạt “nhang đèn, muối gạo” vẫn còn. Những người này vẫn lén lút, lợi dụng du khách từ xa đến tiếp cận chèo kéo, hướng dẫn cúng viếng để lừa gạt. “Ngành chức năng đã có khuyến cáo nhưng nhiều người vẫn tìm đến các đối tượng này để mua, khi bị gạt có đến trình báo nhưng không cung cấp thông tin về đối tượng, không hợp tác với công an lập hồ sơ. Hầu như 70 đến 80% các vụ việc xảy ra đều rơi vào trường hợp này”, vị lãnh đạo này nói.

Thanh Vinh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
30 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Bị “chặt chém”, lừa gạt khi hành hương miếu Bà Chúa Xứ