Cả vùng dân cư phía nam thành phố - khu đô thị mới Nam Sài Gòn luôn bị tra tấn ngày đêm bởi mùi xú uế từ ‘núi’ rác Đa Phước trong suốt nhiều năm liền. Núi rác này cũng đã 2 lần vỡ bờ bao, nước rỉ rác chưa qua xử lý tràn ra cả sông rạch.

Chính phủ thanh tra bãi rác Đa Phước để làm rõ những tố cáo của công dân

Quang Huy | 16/02/2017, 11:53

Cả vùng dân cư phía nam thành phố - khu đô thị mới Nam Sài Gòn luôn bị tra tấn ngày đêm bởi mùi xú uế từ ‘núi’ rác Đa Phước trong suốt nhiều năm liền. Núi rác này cũng đã 2 lần vỡ bờ bao, nước rỉ rác chưa qua xử lý tràn ra cả sông rạch.

Ông Võ Văn Đồng - Cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực 3 (Cục 3, Thanh tra Chính phủ) - cho biết sáng 14.2, đoàn công tác của Cục 3 công bố quyết định thanh tra theo một số nội dung trong đơn tố cáo của ông Đoàn Văn Đức (Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Đức Hạnh) về dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (TP.HCM) "gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại nghiêm trọng ngân sách nhà nước".

Trao đổi với PV báo điện tửMột Thế Giới, ông Đức nói: Vì tôi là người đã từ lâu nghiên cứu để xây dựng khu xử lý rác và cũng là người đã giới thiệu ông David Dương với UBND thành phố, nên tôi rất hiểu về dự án này.

Ông Đức cho biết thêm, vào tháng 9.2016, ông đã gửi đơn tố cáo lần 2 đến Thủ tướngvề các vấn đề liên quan đến dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, và tôi nhận được thông báo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình sẽ cho thanh tra làm rõ nội dung tố cáo.

Trong đơn tố cáo lần 2, ông Đoàn Văn Đức cho rằng: “Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước 100% vốn đầu tư nước ngoài, gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại nghiêm trọng ngân sách nhà nước”.

Bãi rác Đa Phước vỡ bờ bao, đất đá tràn lấp rạch- Ảnh: ZingNew

Dưới đây là nội dung đơn tố cáo được cung cấp từ ông Đoàn Văn Đức, nhằm làmsáng tỏ nhiều vấn đề về dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, chúng tôi xin được chia sẻ nội dung liên quan này.

“Tôi tiếp tục làm đơn tố cáo lần 2 vì lợi ích của nhân dân thành phố nói riêng và lợi ích của Nhà nước nói chung, tôi rất mong được Thủ tướng quan tâm giải quyết. Tôi mạnh dạn góp phần cùng Chính phủ trong chủ trương chống tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước, tôi xin cam kết với Thủ tướng về nội dung đơn của tôi, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”, ông Đoàn Văn Đức giãi bày.

Người tố cáo nói gì?

“Qua nhiều năm theo dõi thu thập những thông tin về dự án Khu liên hợp xử lý rácĐa Phước, với tư cách vừa là giám đốc doanh nghiệp, vừa là công dân sống và lớn lên tại TP.HCM, nay tôi làm đơn này tố cáo một số vụ việc. Tôi nhận xét quy trình xây dựng dự án Khu xử lý rác Đa Phước có nhiều ẩn khuất, trái quy định pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong việc thất thoát ngân sách nhà nước, ảnh hưởng rất lớn về môi trường trong cộng đồng dân cư sinh sống tại TP.HCM hơn 10 năm qua. Việc gây hậu quả nghiêm trọng này có liên quan đến một số cán bộ chủ chốt của UBND TP.HCM làm thất thoát nghiêm trọng ngân sách nhà nước, vi phạm điều 144 Bộ luật Hình sự và điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1.7.2016.

Ngày 17.5.2015 tại buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội TP.HCM đơn vị quận 4 do ông Trương Tấn Sang chủ trì, tôi có bài phát biểu: Trong quá trình xây dựng Khu xử lý chất thải rắnĐa Phước do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắnViệt Nam làm chủ đầu tư, chi phí dịch vụ do nguồn ngân sách TP.HCM chi trả cho việc xử lý rác chênh lệch hàng trăm triệu đô la Mỹ. Đồng thời, theo tôi được biết, dự án chưa được phê duyệt và chưa có quyết định đầu tư của UBND TP.HCM mà vẫn được triển khai, coi như dự án đầu tư chui có bảo kê của lãnh đạo TP.HCM.

Mặt khác, dự án có nhiều hạng mục gồm làm phân bón, phân loại rác tái chế và chôn lấp cho nên phí dịch vụ cấu thành lúc ban đầu là 16,4 USD/tấn. Nhưngsuốt gần 10 năm qua, rác chỉ đem chôn 100% vẫn được thành phố xuất tiền ngân sách chi đủ cho chủ đầu tư.Đây có phải là trường hợp gian dối, lừa đảo nhà nướcđể hưởng lợi hay không?

Công nghệ xử lý rác hiện đại chỉ là chôn lấp tạm

Hợp đồng giaonhận và xử lý chất thải rắnđược ký kết ngày 28.2.2006 giữa hai bên: Sở Tài nguyên -Môi trường (TN-MT) TP.HCM được UBND TPủy quyền tại quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 28.2.2006 do ông Trần Thế Ngọc làmGiám đốc;bên kia làCông ty TNHH Xử lý chất thải rắnViệt Nam do ông David Trung Dương, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc, làm đại diện.

Biên bản thỏa thuận liên ngành số 4596/LSTNMT-TC-VWS ngày 15.6.2007 được ký kết giữa Sở TN-MT, Sở Tài chính và Công ty VWS có nội dung phương thức thanh toán hợp đồng đã ký ngày 28.2.2006. Mục 2 điểm a của bản thỏa thuận này là nội dung về việc tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng để làm cơ sở thanh toán.

Tuy nhiên, Công văn số 1171/TNMT-CTR ngày 19.2.2008 của Sở TN-MT đã báo cáo UBND TP.HCM tình hình tiếp nhận, xử lý và xây dựng Khu liên hợp Xử lý chất thải rắnĐa Phước củaCông ty TNHH Xử lý chất thải rắnViệt Nam có nêu rõ về việc chôn lấp rác. Rác được chôn lấp trong khu vực chôn lấp tạm, đổ trên bề mặt lớp lót đáy dày 1m và được đổ trên bề mặt lớp cát này. Do chưa có hệ thống thu gom nước rỉ rác nên nước rỉ vẫn lưu chứa ngậm trong cát và rác trong khu vực chôn rác tạm.

Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác vẫn chưa được hoànthiện, chưa xây dựng sàn trung chuyển, chưa thực hiện hệ thống rửa xe trước khi ra công trường nên dẫn đến mùi hôi cho phương tiện vận chuyển.

Công ty VWS thực hiện việc chôn rác chưa đúng quy trình vận hành đã được duyệt trong báo cáo đầu tư dự án, cụ thể công tác phủ đất trung gian không tốt, che phủkhông kín, thu gom xử lý nước rỉ rác chưa thực hiện dẫn đến mùi hôi thối phát sinh nhiều.

Theo công văn trên, có khó khăn trong công tác giám sát vận hành bãi chôn lấp rác, khó khăn trong công tác nghiệm thu thanh toán cho Công ty VWS.Công văn nêu có 11 hạng mục chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hoàn thành nhưng Sở TN-MT vẫn chi trả phí xử lý ráccho Công ty VWS đủ 16 USD/tấn, làm thất thoát ngân sách nhà nước một cách vô lý. Do đó, Sở TN-MT đề xuất với UBND TP.HCM thời điểm này chỉ giao Công ty VWS tiếp nhận 1.500 tấn rác/ngày, đến khi nào những hạng mục công trình hoàn thành đi vào hoạt động ổn định mới giao đủ 3.000 tấn/ngày theo hợp đồng. Thế nhưng, đề xuất này vẫn không được UBND TP.HCM chấp thuận.

Công văn số 411/QLKLH-KHĐT ngày 27.6.2008 của Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý rácthành phố (MBS) báo cáo và chất vấn dự án xử lý chất thải rắnĐa Phước với Giám đốc Sở TN-MT có nêu vấn đềtiền xử lý rácđơn giá 16,4USD/tấn là có phù hợp hay không.MBS còn so sánh Công ty Vietstar chi phí xử lý chôn lấp rác 15% làm phân bón và tái chế 85% mà đơn giá chỉ có 8USD/tấn. Công ty Tâm Sinh Nghĩa chôn lấp 5% làm phân bón, tái chế 95% đơn giá chỉ có 7 USD/tấn. Công ty Môi trường đô thị chôn lấp 100% đơn giá chỉ có 5,3USD/tấn.Trong khiđó, Công ty VWS chôn lấp 100% nhưng với giá 16,4USD/tấn thì thật vô lý.

Khoản chi 9 triệu USD trả trước là tiền ngân sách hay tiền gì? Theo hợp đồng giao nhận và xử lý chất thải rắnký ngày 28.2.2006 thì việc trả trước cho Công ty VWS 9 triệu USD và đơn giá thỏa thuận 16,4USD/tấn do UBND TPchấp thuận.

Khu xử lý rác Đa Phước đăng ký đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến nhưng hoàn toàn chỉ chôn lấp

Phụ lục B kèm theo hợp đồng là kế hoạch sử dụng khoản tiền trả trước 9 triệu USD cho Công ty VWS là tiền từ ngân sách nhà nước xuất ra chi trả. Theo quy định của pháp luật vềviệc sử dụng tiền ngân sách, Sở TN-MT phải được tham gia giám sát xây dựng nhà máy nhưng Công ty VWS không chấp nhận cho Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải rắnthành phố giám sát. Sự bất hợp tác của Công ty VWS khiến cho Sở TN-MT đành bó tay và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra sai phạm.

Hợp đồng có bất lợi cho Sở TN-MT hay không? Theo đánh giá của MBS, hợp đồng này quá bất lợi về phía Sở TN-MT.Các hạng mục chưa đầy đủ đã được nghiệm thu với đơn giá 16,4USD/tấn là đúng hay sai? Theo đánh giá của MBS, việc đối chiếu khối lượng với Công ty VWS không ký biên bản nghiệm thu nên MBS chỉ xác nhận khối lượng còn chất lượng thì hoàn toàn không thể xác định được, điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị nghiệm thu thanh toán hợp đồng.

Dù có kết luận thanh tra, dù có nhiều báo cáo của Sở TN-MTnhưng UBND TP.HCM vẫn bỏ quavà tiếp tục thanh toán đủ tiền chi phí xử lý rác cho công ty của ông David Dương. Mặt khác, UBND TP.HCM còn ra lệnh đóng cửa bãi rác Phước Hiệp (H.Củ Chi) để đưa 2.000 tấn rác/ngày về cho khu xử lý chất thải rắn Đa Phước hưởng lợi. Việc đóng cửa bãi rác Phước Hiệp khiếnnhà nước thiệt hại hàng ngàn tỉđồng tiền ngân sách, ngoài ra hơn 300 ngườilao động làm việc tại đây bị thất nghiệp. Cơ quan truyền thông đã phản ảnh việc làm này của UBND TP.HCM rất nhiều lầnnhưng UBND TP.HCM vẫn không lắng nghe.

Quang Huy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ thanh tra bãi rác Đa Phước để làm rõ những tố cáo của công dân