Hiện UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo UBND huyện Châu Phú và Châu Thành tiếp tục công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt, không để tiếp tục phát triển thêm diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn.

An Giang phát hiện tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép

Tô Văn | 03/08/2023, 13:50

Hiện UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo UBND huyện Châu Phú và Châu Thành tiếp tục công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt, không để tiếp tục phát triển thêm diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn.

Sáng 3.8, ông Trần Anh Dũng – Chi cục trưởng Cục thủy sản tỉnh An Giang cho biết, trên địa bàn huyện Châu Phú, Châu Thành đã xảy ra tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép.

“Hiện nay, lực lượng Thanh tra Sở NN-PTNT đã kiểm tra và tham mưu cho UBND tỉnh để xử lý tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép. Việc phát hiện và xử lý kịp thời nên tình trạng tự phát đã không xảy ra trên các địa bàn khác”, ông Dũng khẳng định.

1-tom-the1.png
Một hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng được ngành nông nghiệp tỉnh An Giang phát hiện - Ảnh: A.H

Theo ông Trần Thanh Hiệp, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, đến thời điểm này, tôm thẻ chân trắng chưa được Bộ NN-PTNN cho phép phát triển thả nuôi trong vùng nước ngọt. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo không cho phép thả nuôi loại tôm này trong vùng nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang.

Theo tìm hiểu của phóng viên Một Thế Giới, trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang duy trì tốc độ phát triển ở mức cao. Tổng sản lượng nuôi trồng trong năm 2022 là 619.000 tấn, trong đó, sản lượng nuôi cá tra là 530.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 315 triệu USD/năm. Thủy sản chủ lực của tỉnh là cá tra và một số loại thủy sản nước ngọt giá trị kinh tế khác.

Công tác quản lý hoạt động nuôi trồng được ngành nông nghiệp và các địa phương thực hiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở định hướng, kế hoạch chiến lược phát triển thủy sản của tỉnh.

Theo kết quả ghi nhận và kiểm tra thực tế của ngành nông nghiệp ở huyện Châu Phú và huyện Châu Thành trong thời gian gần đây có tồn tại, phát sinh tình trạng thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn.

Hệ lụy của việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát địa bàn huyện, thị, thành phố sẽ tác động xấu đến môi trường sinh thái, từ hoạt động xả thải nguồn nước mặn trong quá nuôi ra môi trường bên ngoài, gây tích tụ nhiễm mặn tầng đất mặt.

Bên cạnh đó, về lâu dài, có thể gây tác động rất lớn đối với môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa và các loại cây trồng khác, đặc biệt tiềm ẩn mối nguy các mầm bệnh nguy hiểm ký chủ trên tôm thẻ rồi lây truyền mầm bệnh cho các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt chủ lực của tỉnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang phát hiện tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép