Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Natalia Kanem cảnh báo đại dịch COVID-19 khiến phụ nữ khó tiếp cận những dịch vụ tình dục - sức khỏe sinh sản (SRH) và giải quyết bạo lực giới (GBV) khi cần thiết nhất.

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến sức khỏe phụ nữ

05/04/2020, 11:11

Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Natalia Kanem cảnh báo đại dịch COVID-19 khiến phụ nữ khó tiếp cận những dịch vụ tình dục - sức khỏe sinh sản (SRH) và giải quyết bạo lực giới (GBV) khi cần thiết nhất.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến sức khỏe phụ nữ - Ảnh: Reuters

Nhóm nguy cơ cao là thai phụ cần chăm sóc tiền sản mà không thể đến bệnh viện cùng người bị ngược đãi trong thời gian ở nhà do phong tỏa, theo bà Kanem.

Dữ liệu về tác động của COVID-19 đối với thai phụ hiện còn rất ít, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm hơn hay bệnh lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên kinh nghiệm từ dịch Ebola tại Liberia, Guinea, Sierra Leone giai đoạn 2014 - 2016 cho thấy tỷ lệ tử vong người mẹ (MMR) tăng mạnh trong và sau lúc dịch bùng phát, vì quan niệm sai lầm về cách thức virus lây truyền, cộng thêm hạn chế đi lại mà nhiều phụ nữ quyết định sinh tại nhà đầy nguy hiểm thay vì đến cơ sở y tế. Không những vậy tỷ lệ tham gia chương trình tiêm chủng phòng bệnh lao, sởi và sốt vàng đều giảm (thậm chí sau khi dịch bệnh qua đi cũng không thể khôi phục lại như trước).

Bà Kanem nhấn mạnh sự chuẩn bị là chìa khóa để đối phó với ảnh hưởng mà COVID-19 mang lại. UNFPA kêu gọi các nước duy trì đầy đủ dịch vụ SRH lẫn GBV, ưu tiên xét nghiệm cho thai phụ xuất hiện triệu chứng đáng ngờ, cách ly ca nhiễm khỏi thai phụ cũng như tăng cường chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ phụ nữ. Quỹ Dân số Liên hợp quốc cũng trợ giúp bằng cách cung cấp bộ dụng cụ sức khỏe sinh sản khẩn cấp cho quốc gia có tình hình dịch nghiêm trọng.

Nhóm nguy cơ cao là thai phụ cần chăm sóc tiền sản mà không thể đến bệnh viện - Ảnh: Reuters

Một nhóm đáng lo ngại khác là nữ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, trong nhiều trường hợp thiếu sự bảo vệ cần thiết khi làm việc trong môi trường rủi ro cao. Ngoài ra nên hỗ trợ tâm lý cho họ giữa lúc căng thẳng hiện nay.

Bên cạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe, COVID-19 dự kiến còn làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng tài chính giữa hai giới. Phụ nữ thường nắm giữ công việc bấp bênh hơn nên dễ bị mất việc. Căng thẳng do thiệt hại kinh tế có thể dẫn đến bạo lực gia đình gia tăng.

Cẩm Bình (theo World Economic Forum)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến sức khỏe phụ nữ