Tòa án công lý châu Âu có thể sẽ áp dụng án phạt nặng lên nước Anh và 5 quốc gia khác vì không giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí một cách triệt để.

Anh, Pháp, Đức, Ý có thể bị phạt nặng vì quá ô nhiễm

18/05/2018, 06:33

Tòa án công lý châu Âu có thể sẽ áp dụng án phạt nặng lên nước Anh và 5 quốc gia khác vì không giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí một cách triệt để.

Sương mù tại London là do ô nhiễm không khí - Ảnh: The Guardian

Anh và 5 quốc gia khác đã bị kiện lên Tòa án công lý châu Âu (ECJ) vì không thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm không khí ở nước mình.

ECJ là tòa án có thẩm quyền cao nhất tại châu Âu có thể sẽ áp đặt hình phạt nhiều triệu euro lên các quốc gia nói trên nếu họ không thể giải quyết vấn đề này triệt để, nhanh chóng. Anh, Pháp, Đức, Hungary, Ý và Romania đã bị Ủy ban châu Âu cảnh báo lần cuối hồi tháng 1.2018 vì mức độ ô nhiễm không khí quá cao của các nước này.

Theo The Guardian, mỗi năm ô nhiễm không khí tước đi sinh mạng của khoảng 400.000 công dân trên khắp châu Âu. Chính vì vậy, đây rõ ràng là một mối nguy hại lớn đối với châu lục này.

Tại Anh, mức ô nhiễm ni tơ dioxide (NO2) đã tăng nhanh chóng kể từ năm 2010, chủ yếu do nước này gia tăng lượng xe sử dụng dầu diesel. Năm ngoái, chính phủ Anh đã ra một kế hoạch chống ô nhiễm không khí nhưng đã bị các nhà hoạt động vì môi trường chỉ trích rằng những biện pháp này là "không đủ" và "không thể tha thứ".

"Chúng tôi đã chờ quá lâu và không thể chờ thêm nữa", Karmenu Vella, ủy viên Ủy ban môi trường châu Âu cho biết, khẳng định lý do 6 quốc gia châu Âu bị kiện do để ô nhiễm không khí quá mức.

Theo Ủy ban châu Âu thì 6 quốc gia bị kiện vì thất bại trong việc "đưa ra các biện pháp đáng tin cậy, hiệu quả và kịp thời để giảm ô nhiễm càng sớm càng tốt, theo yêu cầu của luật pháp EU". Ngược lại, 3 quốc gia khác là Cộng hòa Czech, Slovakia và Tây Ban Nha đã đưa ra các biện pháp mới để giảm ô nhiễm môi trường sau cảnh báo hồi tháng 1.

"Ô nhiễm không khí không có giới hạn và nó khiến mọi người gặp rủi ro, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, người già hoặc người nghèo", Giám đốc sức khỏe cộng đồng của Tổ chức Y tế Thế giới, tiến sĩ Maria Neira, cho biết lý do phải giải quyết khẩn cấp vấn đề ô nhiễm không khí.

Tổ chức Hòa bình Xanh, một trong những tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới quy trách nhiệm ô nhiễm không khí tại châu Âu cho phương tiện sử dụng dầu diesel. Chính vì vậy tổ chức này mong muốn nhà chức trách Anh phải cấm triệt để mua bán diesel, xe chạy diesel và xe tải vào năm 2030.

Đáp lại những chỉ trích, Bộ Môi trường Anh tuyên bố: "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng không khí của EU đối với các chất gây ô nhiễm, ngoài NO2 và các dữ liệu cho thấy tình hình đang được cải thiện nhờ nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sớm xây dựng một kế hoạch trị giá hơn 3,5 tỉ bảng Anh để giải quyết hiện tượng khí thải trên đường phố giúp không khí được sạch hoàn toàn".

Ô nhiễm không khí do NO2 gây ra khoảng 23.500 ca tử vong mỗi năm ở Anh. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về ô nhiễm hồi tháng 9 năm ngoái cáo buộc rằng chính phủ Anh đã "lơ là" nhiệm vụ của mình để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của công dân Anh.

Kim Ngân (theo The Guardian)

Bài liên quan
Ô nhiễm không khí nghiêm trọng do cháy rừng tại Los Angeles
Đài CNN đưa tin do gió mạnh Santa Ana, không khí ở phía nam bang California (Mỹ) bị ô nhiễm nặng nề bởi tro bụi từ cháy rừng tại Los Angeles.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh, Pháp, Đức, Ý có thể bị phạt nặng vì quá ô nhiễm