Các nhà nghiên cứu Anh đang chuẩn bị cho một số tình nguyện viên trẻ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên đề xuất giải pháp tranh cãi này để nghiên cứu bệnh và tăng tốc quá trình điều chế vắc xin nhằm có thể kết thúc đại dịch.

Anh tiến hành 'thử nghiệm gây tranh cãi' trong điều chế vắc xin ngừa COVID-19

Bình Yên | 21/10/2020, 10:22

Các nhà nghiên cứu Anh đang chuẩn bị cho một số tình nguyện viên trẻ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên đề xuất giải pháp tranh cãi này để nghiên cứu bệnh và tăng tốc quá trình điều chế vắc xin nhằm có thể kết thúc đại dịch.

Dạng nghiên cứu này có tên thử nghiêm thách thức con người (human challenge study), ít khi được sử dụng vì có nguy cơ gây bệnh cho những cá nhân khỏe mạnh khác cũng như tiềm ẩn các vấn đề đạo đức.

Nhưng nhiều nhà khoa học đang chạy đua chống lại COVID-19 cho rằng người ta có thể kiểm soát được nguy cơ vì những nghiên cứu như thế cho phép nhận diện nhanh những vắc xin hiệu quả nhất và giúp kiểm soát căn bệnh đang giết chết hơn 1,1 triệu người khắp thế giới.

Peter Openshaw, chuyên gia miễn dịch học đại học Imperial College London, người cùng tham gia đề tài nghiên cứu của Anh, nhận định: “Không bao giờ xem nhẹ việc chủ ý gây bệnh các tình nguyện viên bằng một tác nhân mà con người hiểu rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu như thế lại cung cấp nhiều thông tin về một căn bệnh, ngay cả đó là bệnh đang được nghiên cứu tốt như COVID-19”.

Trước đây thử nghiêm thách thức con người đã được áp dụng để phát triển vắc xin ngừa các bệnh thương hàn, dịch tả và sốt rét. Hôm thứ Ba Imperial College London cho biết họ sẽ tuyển các tình nguyện viên từ 18 – 30 tuổi, nghiên cứu có sự hợp tác của nhiều tổ chức, và được chính phủ Anh tài trợ 33,6 triệu bảng.

Trong vài tháng tới, đề cương nghiên cứu sẽ được nhiều bộ phận thẩm định, dự kiến nghiên cứu sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm sau để cho kết quả vào tháng 5.

Hiện tại chính phủ của nhiều nước cũng đang tài trợ phát triển các vắc xin với nỗ lực dập tắt đại dịch đang khiến thế giới khốn đốn mọi mặt. Có cả thảy 46 vắc xin tiềm năng đang thử nghiệm trên người, trong số đó 11 vắc xin đang thử ở giai đoạn cuối với hy vọng có kết quả vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Trong giai đoạn đầu của thử nghiêm thách thức tại Anh, các nhà khoa học sẽ cho 90 tình nguyện viên tiếp xúc với virus bằng cách nhỏ vào mũi họ các giọt mầm bệnh nhằm xác định mức độ tiếp xúc nhỏ nhất có thể gây ra COVID-19. Sau đó hình thức này cũng được áp dụng để thử nghiệm hiệu quả các vắc xin tiềm năng bằng cách cho tình nguyện viên tiếp xúc với virus sau khi họ đã nhận vắc xin.

Nghiên cứu tiến hành ở bệnh viện Royal Free Hospital (London), nơi được thiết kế đặc biệt để bệnh không lây lan ra ngoài. Các tình nguyện viên sẽ được theo dõi ít nhất một năm để bảo đảm họ không bị bất kỳ tác động lâu dài nào của bệnh.

Dù được thiết kế rất bài bản, nhưng thử nghiêm thách thức này gây không ít lo lắng về mặt đạo đức. Trước tiên người ta lo ngại tình nguyện viên sẽ tham gia nghiên cứu vì tiền bạc (mỗi người được trả khoảng 4.000 bảng) mà bỏ qua các nguy cơ cho bản thân.

Trong khi đó, Meagan Deming, nhà virus học và nghiên cứu vắc xin của trường y khoa Maryland (Mỹ), đánh giá thử nghiệm thách thức phù hợp cho nghiên cứu những hình thái cơ bản nhiễm SARS-CoV-2 hơn là nghiên cứu vắc xin. Lý do vì nghiên cứu thách thức chỉ tiến hành trên người trẻ và khỏe mạnh, không nói được gì nhiều về việc làm thế nào vắc xin có thể bảo vệ những người có nhiều nguy cơ, như người già, người có bệnh nền như đái tháo đường.

Theo CTV Phan Sơn
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh tiến hành 'thử nghiệm gây tranh cãi' trong điều chế vắc xin ngừa COVID-19