Bộ ảnh áo dài của ca sĩ Phương Trang qua ống kính của tay máy Nguyên Trương gợi cho người xem một phong vị “Cô Thắm về làng” hay nét hoài cổ trong thơ Nguyễn Bính “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” hay “Hôm qua em ở tỉnh về/Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. 

Áo dài và nét duyên “cô Thắm về làng“

Một Thế Giới | 26/01/2016, 19:04

Bộ ảnh áo dài của ca sĩ Phương Trang qua ống kính của tay máy Nguyên Trương gợi cho người xem một phong vị “Cô Thắm về làng” hay nét hoài cổ trong thơ Nguyễn Bính “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” hay “Hôm qua em ở tỉnh về/Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. 

Áo dài đã làm nổi bật sự duyên dáng, đài các của cái đẹp nguyên sơ của người thiếu nữ. Ca sĩ trẻ Phương Trang được giới trẻ biết đến khi cô lọt vào top 15 của vòng chung kết khu vực miền Nam - Sao Mai 2015. Sở hữu một giọng hát truyền cảm, âm vực cao, Phương Trang đang chọn riêng cho mình dòng nhạc dân ca, trữ tình, biểu đạt sự sâu lắng, thăng hoa cảm xúc. 
Ca sĩ tâm sự “thường tìm đọc Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam vì những thông tin bổ ích. Và đặc biệt các bài viết về sân khấu, ca nhạc. Những bài giới thiệu sâu sắc về đời sống văn hóa - nghệ thuật và các gương mặt nhạc sĩ, ca sĩ trẻ…”. Phương Trang đang học năm cuối Khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP.HCM. Tạp chí DDVN bản in đã giới thiệu bộ áo dài “Cô Thắm về làng” của ca sĩ Phương Trang cùng bạn đọc.
ca si Phuong Trang, ao dai truyen thongca si Phuong Trang, ao dai truyen thongca si Phuong Trang, ao dai truyen thong
Nguyễn Phúc Loan / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cuộc họp Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áo dài và nét duyên “cô Thắm về làng“