Mặc dù còn 6 tháng nữa mới bắt đầu, nhưng cuộc đua tuyển sinh đầu cấp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đang dần “nóng” lên khiến phụ huynh và học sinh chịu nhiều áp lực.

Áp lực thi vào lớp 10: Chưa bao giờ hạ nhiệt

Hải Yến | 12/01/2018, 17:42

Mặc dù còn 6 tháng nữa mới bắt đầu, nhưng cuộc đua tuyển sinh đầu cấp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đang dần “nóng” lên khiến phụ huynh và học sinh chịu nhiều áp lực.

Thí sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay tăng đột biến, thêm tới 24.000 em, chủ yếu do tăng dân số cơ học vào năm đẹp "dê vàng". Trong khi, Hà Nội cũng chỉ đảm bảo được 60% học sinh vào trường công lập, do đó, tỷ lệ "chọi" sẽ cao hơn hẳn mọi năm. Điều này đang gây áp lực lớn cho các trường cũng như phụ huynh, học sinh vì các học sinh không đỗ vào trường công lập phải chuyển sang học trường dân lập, hoặc trường bổ túc, trường nghề...

Hiện nayđã có một vài thông tin về phương án thi năm 2018 ở cấp THCS, tuy nhiên về tỷ lệ chọi giữa các thí sinh thi vào lớp 10 vẫn khiến nhiều người dự đoán một kỳ thi căng thẳng, đặc biệt ở các trường top trên.Áp lực chạy đua vào trường công với tỷ lệ chọi cao hơn hẳn các năm trước đã khiến rất nhiều phụ huynh học sinh đặt ra những mục tiêu cho con và ráo riết ôn tập cho học sinhnhiều hơn.

Anh Nguyễn Anh Thế (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết năm nay con anh thi vào trường Chu Văn An, tuy nhiên tỷ lệ thi vào trường này đang rất cao, để chuẩn bị cho kỳ thi gia đình đã thuê gia sư về kèm thêm cho con ở nhànhưng vẫn chưa an tâm nên vẫn cho con luyện thêm ở nhà các thầy, cô giáo uy tín để kiến thức của con mình vững chắc hơn.

Cũng như anh Thế, chị Hà Quân (quận Cầu Giấy) cũng cho biết năm nay cả 2 con chị đều thi vào lớp 10 trường Cầu Giấy, mặc dù có 1 cháu rất thích thi vào trường Amstedam nhưng chỉ sợ học lực của con không đủ nên gia đình đã khuyên con mình chuyển hướng thi vào trường nhẹ hơn. Tuy nhiên, trường Cầu Giấy cũng là trường điểm của quận nên áp lực không hề dễ dàng.

"Cứ ở đâu nghe có thầy, cô giáo dạy giỏi cũng cho con theo học. Giờ toàn bộ thời gian của bố mẹ là phụ thuộc vào con mình, ngoài việc đưa đón còn đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, giảm những việc nhà cho cháu để cháu tập trung ôn thi cho thật tốt" - chị Quân cho hay.

Trong những năm gần đây, nhiều trường dân lập, quốc tế đã được thành lập và hoạt động song song với hệ thống công lập. Tuy nhiên, sở dĩ áp lực vào lớp 10 trường công của Hà Nội vẫn rất lớn là do tâm lý của cả phụ huynh lẫn học sinh. Theo các phụ huynh thì cho rằng họ muốn con cái vào các trường công lập vì muốn tínhthống nhất của các cấp học từ tiểu học đến cấp 3 (THPT), để các học sinh liền mạch trong kiến thức cũng như trong thi cử.

Một vị phụ huynh khác nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân khiến các phụ huynh không muốn con học trường tư là do học phí cao mà gia đình không đáp ứng được, nhưng lớn hơn cả vẫn là chưa thực sự tin tưởng chất lượng đào tạo của các trường này. Những quan điểm này được nhiều vị phụ huynh đồng tình, chính vì những suy nghĩ này đã khiến các kỳ thi vào lớp 10 của các học sinh chưa bao giờ nhẹ nhàng hoặc giảm bớt áp lực.

Những năm gần đây Hà Nội có chủ trương giảm sĩ số học sinh/lớp để tăng chất lượng khiến cả phụ huynh lẫn các trường đều lo lắng về việc học sinh sẽ thiếu chỗ học. Để giảm áp lực, tăng chỗ học cho học sinh, nhiều phụ huynh, nhà trường đề xuất năm nay ngành GD-ĐT Hà Nội nên căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, số lượng giáo viên mà cho phép các trường được tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 5-10% so với năm học trước, điều này cũng đã từng được áp dụng trong những năm có số lượng học sinh đột biến tăng.

Trước những lo lắng của các phụ huynh, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, năm nay cũng đã xây mới một số lớp học, trường THPT công lập nên tăng cơ hội học công lập cho học sinh tốt nghiệp THCS. Bên cạnh đó, Sở cũng đang làm tờ trình báo cáo thành phố về việc đảm bảo tỷ lệ phần trăm chỉ tiêu công lập tương đương năm trước để tạo điều kiện cho học sinh được học công lập.

Bài và ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp lực thi vào lớp 10: Chưa bao giờ hạ nhiệt