Sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia đang bị Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Điều này nghĩa là có khả năng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tìm kiếm các thị trường thay thế, trong đó có Việt Nam.

Áp thuế chống bán phá giá với bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia

20/03/2020, 21:04

Sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia đang bị Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Điều này nghĩa là có khả năng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tìm kiếm các thị trường thay thế, trong đó có Việt Nam.

Theo Quyết định số 881/QĐ-BCT do Bộ Công Thương ban hành mới đây thì các sản phẩm bột ngọt nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia sẽ bị áp dụng mức thuế tuyệt đối trong khoảng từ 2.889.245 đồng/tấn đến 6.385.289 đồng/tấn.

Từ tháng 10.2019, Bộ Công Thương đã bắt đầu điều tra vụ việc này, trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước.

Qua quá trình điều tra sơ bộ theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng các yêu tố thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc và Indonesia cũng như các tác động, ảnh hưởng của sản phẩm bột ngọt đối với ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù đã có biện pháp tự vệ dưới hình thức thuế tuyệt đối ở mức 3.201.039 đồng/tấn nhưng lượng hàng hóa nhập khẩu sau khi áp thuế tự vệ có dấu hiệu bán phá giá với lượng khá lớn, từ 2,88 triệu đồng/tấn đến hơn 6,3 triệu đồng/tấn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia, tương ứng với biên độ bán phá giá cao nhất lên tới hơn 28%.

Hơn nữa, mức độ bán phá giá như vậy cho thấy hàng hóa nhập khẩu đang tiếp tục đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất bột ngọt trong nước.

Theo Bộ Công Thương, từ năm 2016 đến nay, ngành sản xuất bột ngọt tại một số nước bắt đầu xảy ra tình trạng dư cung, hàng tồn kho tăng cao dẫn đến nguy cơ sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các quốc gia khác; trong đó có Việt Nam.

Điều này đã góp phần tiếp tục gây khó khăn và áp lực cho hoạt động của ngành sản xuất trong nước bởi sự gia tăng mạnh hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian qua. Thêm vào đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Trung Quốc và lớn thứ 4 của Indonesia.

Do đó, khi thuế tự vệ hết hiệu lực, hàng hóa từ 2 thị trường này sẽ tăng cường xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, điều này có khả năng đe dọa gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

Ngoài ra, sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia cũng đang bị Mỹ, Liên minh châu Âu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Điều này nghĩa là có khả năng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tìm kiếm các thị trường thay thế; trong đó có Việt Nam.

Trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan, thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến; đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan, bao gồm cả người tiêu dùng cuối cùng.

Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý 4/2020.

A.T.T theo TTXVN

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp thuế chống bán phá giá với bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia