Theo các nhà phân tích, vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn quốc tế có thể bị lung lay khi đối tác thương mại Hàn Quốc liên kết chặt chẽ lợi ích của họ với Mỹ và Nhật Bản.
Các nhà cung cấp của ASML đang xem xét xây dựng nhà máy ở Việt Nam, Malaysia thay vì Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây gia tăng, theo hai nguồn tin và tài liệu mà Reuters có được.
Kế hoạch hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn từ chính phủ Hà Lan sẽ cản trở nỗ lực sản xuất các mạch tích hợp (IC) tiên tiến của Trung Quốc nhưng vẫn tạo cơ hội cho nước này tiếp tục sản xuất chip cũ, theo những người trong ngành.
Nhập khẩu chip của Trung Quốc đã giảm 26,5% trong hai tháng đầu năm 2023 tính theo số lượng, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan nước này được công bố hôm 7.3.
Các công ty chip Mỹ lo ngại về việc mất thị phần khi cố gắng cân bằng lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt với chất bán dẫn tiên tiến.
Hà Lan và Nhật Bản tham gia thỏa thuận cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu một số thiết bị sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho Hàn Quốc.
Liên minh bán dẫn Fab 4 gồm Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc (do Mỹ dẫn đầu) đã tổ chức cuộc họp video đầu tiên của các quan chức cấp cao tập trung vào khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.
Trong 10 năm Peter Wennink điều hành ASML, Trung Quốc từ nơi chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trở thành thị trường lớn thứ ba của công ty cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu thế giới này.
Đài CNN đưa tin hãng thiết bị chip Hà Lan ASML vừa cáo buộc một cựu nhân viên của họ tại Trung Quốc đánh cắp dữ liệu liên quan đến công nghệ độc quyền của công ty.
Vụ kiện liên quan đến rò rỉ tài sản trí tuệ (IP) từ một công ty Hàn Quốc sang Trung Quốc đã làm sáng tỏ những căng thẳng ngày càng tăng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn giữa hai nước.
Thỏa thuận giữa Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan nhằm hạn chế xuất khẩu một số thiết bị sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc dẫn đến cuộc tranh luận về mức độ tác động đến nỗ lực tự cung tự cấp chất bán dẫn của Bắc Kinh, với hàng tỉ USD các khoản đầu tư bị đe dọa.
Hôm 30.1, nhiều nhà sản xuất máy móc và vật liệu sản xuất chip Nhật Bản vẫn chưa nhận được thông tin từ chính phủ về các hạn chế xuất khẩu có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc.