Azerbaijan, một đất nước xinh đẹp nằm bên bờ biển Caspi. Quốc gia nhỏ bé này không chỉ có những thắng cảnh thiên nhiên, các thành phố cổ kính xinh đẹp như Baku, biển Caspi, ngọn lửa bất tử ở Yanadag… mà còn là khảo cổ quan trọng của thế giới, nơi chúng ta có thể tìm hiểu về cuộc sống của người tiền sử.

Azerbaijan, viên ngọc quý của vùng Caucasus

Trần Văn Trường | 02/07/2016, 11:05

Azerbaijan, một đất nước xinh đẹp nằm bên bờ biển Caspi. Quốc gia nhỏ bé này không chỉ có những thắng cảnh thiên nhiên, các thành phố cổ kính xinh đẹp như Baku, biển Caspi, ngọn lửa bất tử ở Yanadag… mà còn là khảo cổ quan trọng của thế giới, nơi chúng ta có thể tìm hiểu về cuộc sống của người tiền sử.

Azerbaijanđược thành lập vào ngày 30.8.1991 sau khi liên bang Xô Viết tan rã. Đất nước có diện tích khoảng 86,600 km2, dân số 8,5 triệu dân. Ajerbaijan có đường biên giới chung với Nga, Gorgia, Armenia và Iran. Ảnh: Thành phố Baku

Baku, thành phố dầu mỏ giàu có và thơ mộng

Baku, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của nước cộng hòaAjerbaijan được xây dựng bên bờ biển Caspi. Thực chất, đây là một hồ nước mặn, có diện tích khá lớn: 371.000km2, diện tích lưu vực là 1.400.000km2. Độ sâu trung bình của biển Caspia là 184m, nơi sâu nhất có thể đạt đến mức 1.025m. Trong lòng biển là nơi sinh sống của nhiều loài cá tầm. Hiện có 5 quốc gia cùng nhau sở hữu biển Caspi là Nga, Ajerbaijan, Turkmenistan, Kazakhstan và Iran.

Hồ nước mặn Caspi

Từ xa xưa, Ajerbaijan được biết đến như một vùng đất của dầu mỏ. Đặc biệt ở Baku, dầu mỏ gần như hiện diện khắp mọi nơi. Việc khai thác và sử dụng dầu thô để các bà nội trợ dùng cho việc thắp sáng trong gia đình đã được biết đến trước khi phát minh các máy móc sử dụng dầu diesel từ rất lâu. Văn kiện sớm nhất có đề cập đến vấn đề này đã được nhắc đến bởi những nhà lữ hành người Ả Rập tên Al Massoudi và Al Istakhri trong khoảng thế kỷ thứ 9-10.

Năm 1806, Ajerbaijan được sáp nhập vào Nga. Từ đó Baku trở thành một trong những nơi cung cấp nguồn dầu mỏ chính yếu cho Nga cũng như liên bang Xô Viết sau này. Trong giai đoạn những năm 1901, Baku chỉ là một thành phố nhỏ với qui mô 120 nghìn dân nhưng cung cấp hơn 51 phần trăm sản lượng dầu thô trên toàn thế giới. Điều này cũng kéo theo sự gia tăng dân số khá nhanh, nếu trước năm 1872, dân số của Baku chỉ có khoảng 15 nghìn dân chủ yếu sống tập trung trong khu phố cổ thì đến năm 1903 diện tích thành phố Baku được tăng gấp đôi và chứa khoảng 150.000 dân.

Đất nước Ajerbaijan ngày nay có khoảng 20 thành phố được xây dựng bên bờ biển Caspi, nhưng có thể nói Baku là một trong những thành phố xinh đẹp nhất. Ngoài những cung điện cổ kính, các khu phố cổ lát đá được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước, du khách còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc hiện có thiết kế độc đáo và đa dạng đến kinh ngạc, có lẽ cũng vì thế mà nó còn được xem như một Dubai thứ hai.

Kiến trúc hiện đại và nghệ thuật
Chính vì sự hiện đại này mà Baku được ví như Dubai thứ 2 của thế giới

Thủ đô Baku hiện có gần 2 triệu người dân sinh sống . Thành phần chủng tộc khá đa dạng, gồm: người Azerbaijan, Nga, Armenia, Do Thái, Đức, Gorgia, Tartars….tất cả đã tạo nên một Baku đa sắc màu.

Tháng 3 là thời điểm mùa xuân ở Ajerbaijan, thời tiết khá ấm áp. Rải rác trong con phố cổ Inner, có nhiều cây hoa đào nở rộ khá đẹp mắt. Những con phố lát đá quanh co, những bức tường thành bằng đá vững chãi. Tháp Maiden cao sừng sững án ngữ lối vào thành cổ. Đứng trên đỉnh tháp Maiden tôi đưa mắt quan sát xung quanh phố cổ Baku và một vùng rộng lớn của biển Caspi. Nhìn những ngôi thánh đường thanh thoát, các quán ăn trồng hoa đủ màu đang khoe sắc dưới bầu trời xanh biếc, những cơn gió mát lạnh từ biển Caspi thổi vào lồng lộng mơn man trên má, một cảm giác nhẹ nhàng nhưng vô cùng khoan khoái lan tỏatrong tôi.

Hoa anh đảo nở trên khu vực thành cổ

Thành phố vẫn còn mang hơi thở của nhịp sống từ hàng bao thế kỷ trước. Một Baku cổ kính, bé bé xinh xinh được xây dựng từ thời trung cổ, từng được xem là một trong những nơi dừng chân của các thương đoàn trước khi bước vào cửa ngỏ châu Âu. Baku trong mắt tôi xinh đẹp và quyến rũ một cách lạ thường, xứng đáng là viên ngọc quý của vùng Caucasus. Một thành phố thơ mộng và thanh bình.

Công viên khảo cổ Gobustan

Ajerbaijan có khá nhiều khu khảo cổ như Gobustan Azikh, Gazma …Dựa trên các kết quả thu được các nhà khoa học cho rằng loài người đã có mặt trên vùng đất Azerbaijan khoảng 1,5-2 triệu năm về trước.

Khu vực ngoài trời của công viên khảo cổ Gobustan

Do điều kiện thời gian không cho phép chúng tôi quyết định chỉ tham quan Gobustan, công viên có diện tích 537 km2 bao gồm trong nhà và ngoài trời,nằm cách khoảng 70 km về phía tây nam của thủ đô Baku. Khu khảo cổ Gobustan được phát hiện vào năm 1930, năm 1966 trở thành công viên lịch sử quốc gia. Đến năm 2006 được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Với hơn 6.000 hình vẽ được tìm thấy trên vách đá các hang động cùng với các dụng cụ bằng đá ở đây đã tiết lộ phần nào về đời sống của người tiền sử trong khoảng thời gian từ 6000 cho đến 40.000 năm về trước.Hình vẽ chủ yếu mô tả các hình người, hình thú, các trận đấu bò, các điệu nhảy trong các nghi lễ, hình các chiến binh trên tay cầm gươm giáo, các thương đoàn lạc đà, hình mặt trời và của các vì sao… .


Hình vẽ trên các phiến đá cổ

Trong nhà trưng bày, có các hình ảnh minh hoạ giới thiệu về quá trình tiến hóacủa con người, sơ đồ phân bố các hang động tiền sử trên thế giới, và rất nhiều các công cụ bằng đá của người tiền sử. Đặc biệt, tôi khá ấn tượng với các đồ trang sức của người tiền sử được làm bằng đá khá thô sơ, những mảnh đá nhỏ được mài nhẵn thành các vòng tròn bé xíu sau đó được xâu vào nhau để làm đồ trang sức. Đưa mắt nhìn một chiếc vòng đeo cổ bằng đá, nó có niên đại từ thời đồ đồng. Chiếc vòng này ược tìm thấy ở khu vực núi Kichikdask ( thuộc công viên khảo cổ Gobustan). Nhìn chiếc vòng khá thô và giản đơn như đồ chơi được làm bởi những đứa trẽ vụng về. Nhưng tôi tìm thấy trong đó là cả một bầu trời thẩm mỹ và nhu cầu làm đẹp của con người từ buổi sơ khai. Nếu thuyết tiến hoá của Darwin là đúng, thì có thể nói rằng đó là chiếc vòng đeo cổ đẹp nhất của nhân loại mà tôi từng được nhìn thấy. Bởi vì từ một chú khỉ chỉ có như cầu kiếm ăn và giao phối để tồn tại và duy trì giống loài. Cho đến ngày họ có thể nghĩ và tạo ra một chiếc vòng đá tuy có vẽ thô sơ mộc mạc ấy thì loài người đã phải mất bao nhiêu nghìn năm?

Chiếc vòng cổ đá, trang sức làm đẹp của người tiền sử


Trong dâng lên một niềm xúc cảm mãnh liệt. Phải chăng nhu cầu làm đẹp và khẳng định mình là một nhu cầu có thật của con người, nó đã có từ thuở bình minh của nhân loại. Nó không chỉ là bản năng mà còn là sự khác biệt cơ bản giửa con người và loài vật, con người luôn khát khao hướng đến chân, thiện, mỹ.

Nhìn những chiếc vòng đá vô tri của người tiền sử đã chế tác từ hàng vạn năm về truớc mà tôi nghĩ về người nay. Ai trong chúng ta cũng đã từng ước muốn, mưu cầu về cái đẹp và hạnh phúc. Nhưng có lẽ chúng chỉ sẽ là hiện thực và bền vững khi mà nó được tạo ra bằng tất cả tâm hồn và trái tim chân thật, khi đó dù những chất liệu tạo ra nó có mộc mạc và cách thể hiện có thô kệch như những khoen đá kia thì chúng vẫn cứ đẹp, cứ mãi bền bỉ với thời gian.

Trần Văn Trường- VYC Travel

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Azerbaijan, viên ngọc quý của vùng Caucasus