Sáng 19.5, máy bay Airbus A320 số hiệu 804 của hãng Egypt Air trên đường bay từ Paris đi Cairo bỗng nhiên mất tích ở Địa Trung Hải. Vụ mất tích này có lẽ là một trong những tai nạn hàng không gây hoang mang nhất trong nhiều năm nay.

Ba cảnh báo rút ra từ vụ Egypt Air MS804 mất tích

Cẩm Bình | 22/05/2016, 11:47

Sáng 19.5, máy bay Airbus A320 số hiệu 804 của hãng Egypt Air trên đường bay từ Paris đi Cairo bỗng nhiên mất tích ở Địa Trung Hải. Vụ mất tích này có lẽ là một trong những tai nạn hàng không gây hoang mang nhất trong nhiều năm nay.

Chiếc máy bay bị mất tích vẫn còn mới và không hề gặp vấn đề gì về kĩ thuật. Máy bay lại bay trong thời tiết vùng địa Trung Hải khá tốt. Cả hai viên phi công lái máy bay này đều rất có kinh nghiệm vàở trạng thái tốt, không có gì bất thường. Cuối cùng, máy bay này đột ngột chuyển hướng hai lần trong không phận Ai Cập trước khi biến mất khỏi màn hình radar.

Tất cả những điều trên đềudẫn đến một khả năng. Đó là chiếc máy bay này đã bị khủng bố, mà cụ thể là bị đặt bom. Khả năng này cũng đã được ông Sherif Fathy, Bộ trưởng Hàng không Ai Cập, lên tiếng khẳng định là nguyên nhân khả dĩ nhất. Tuy nhiên, vụ mất tích vẫn cần phải trải qua quá trình điều tra rõ ràng mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Mặc dù vẫn còn đang điều tra, nhưng từ vụ máy bay Airbus A320 có thể rút ra 3 điều cảnh báo sau:

Đầu tiên, đội ngũ nhân sự sân bay vẫn đang là mắt xích yếu nhất trong hệ thống an ninh hàng không. Trong vụ chiếc máy bay A321 của Metrojet (Nga) rơi trên bán đảo Sinai (Ai Cập) vào tháng 10.2015, cơ quan điều tra cho biết rất có thể là đã có một số nhân viên kĩ thuật của sân bay giúp các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS cài bom lên khoang máy bay.

Một báo cáo của Trung tâm phòng chống khủng bố TCS cũng từng tiết lộ, vào tháng 2.2016, đã có hai nhân viên sân bay Mogadishu (Somalia) mang được một chiếc máy tính xách tay cài thiết bị nổ vượt qua các máy móc kiểm tra an ninh và trao cho một người đàn ông trên chuyến bay tới Djibouti.

Đối với vụ máy bay của Egypt Air lần này, các quan chức tình báo đang lo ngại khả năng tương tự có thể đã xảy ra, nghĩa là một vài nhân viên sân bay Charles de Gaulle mang tư tưởng khủng bố cực đoan đã tuồn bom lên máy bay Airbus A320 và khiến nó rơi xuống Địa Trung Hải.

Thứ hai, nhiều sân bay trên thế giới vẫn không được trang bị các thiết bị kiểm tra an ninh tân tiến, và đội ngũ nhân viên cũng không được đào tạo tốt. Khả năng chế tạo bom của bọn khủng bố càng ngày càng lợi hại và tinh vi, làm cho giới an ninh và các máy móc kiểm tra ngày càng khó phát hiện. Điều này khiến khả năng bom được đưa lên máy bay tăng cao. Về vấn đề này, các nước giàu nên giúp đỡ những quốc gia khác trong việc nâng cao khả năng của đội ngũ nhân viên sân bay cũng như trang bị máy móc tân tiến.

Cuối cùng, mặc dù nhiều vụ tai nạn máy bay đã xảy ra, nhưng mọi người đều cần giữ bình tĩnh. Mặc cho có nhiều tít báo giật gân đưa về các vụ tai nạn, năm 2015 vẫn được ghi nhận là năm an toàn nhất trong ngành hành không. Mục đích của bọn khủng bố luôn là lan truyền rộng rãi sự sợ hãi và khiến chính phủ các quốc gia phải đưa ra các phản ứng thái quá và tốn kém.

Do đó, việc tốt nhất nên làm là không sợ hãi và tăng cường khả năng bảo vệ trước nguy cơ bị khủng bố. Có như vậy mới không rơi vào bẫy của bọn khủng bố.

Cẩm Bình (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba cảnh báo rút ra từ vụ Egypt Air MS804 mất tích