Tại đại hội đồng cổ đông của Vinamilk diễn ra hôm nay 21.5, bà Mai Kiều Liên cho biết thương hiệu Vinamilk đã được xây dựng và phát triển hơn 40 năm với vốn hóa khoảng 7 tỉ USD. Nếu nhà đầu tư ngoại muốn mua lại cổ phần của công ty này cũng phải giữ thương hiệu, họ không thể bỏ thương hiệu này đi.

Bà Mai Kiều Liên: Nước ngoài có mua Vinamilk cũng không thể bỏ thương hiệu này

Phan Diệu | 21/05/2016, 17:16

Tại đại hội đồng cổ đông của Vinamilk diễn ra hôm nay 21.5, bà Mai Kiều Liên cho biết thương hiệu Vinamilk đã được xây dựng và phát triển hơn 40 năm với vốn hóa khoảng 7 tỉ USD. Nếu nhà đầu tư ngoại muốn mua lại cổ phần của công ty này cũng phải giữ thương hiệu, họ không thể bỏ thương hiệu này đi.

Ngày 21.5, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.

Tại đại hội, một số cổ đông đặt câu hỏi liệu khi nào Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nướcSCIC mới thoái hết vốn khỏi Vinamilk. Trả lời cổ đông về lộ trình thoái vốn, bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk nói HĐQT không biết khi nào thì SCIC thoái vốn khỏi công ty này bởi đó là kế hoạch của SCIC.

Trong khi đó, bà Lê Thị Băng Tâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinamilk cho biết việc thoái vốn của SICI khỏi Vinamilk đang được hướng tới thực hiện, nhưng lộ trình như thế nào còn tùy thuộc vào thảo luận của HĐQT cũng như SCIC. Theo bà Tâm, chính SCIC cũng không tự quyết định được việc thoái vốn và tỷ lệ thoái chi tiết ra sao vì cần phải giải trình cụ thể với Bộ Tài chính phương án sử dụng vốn này.

Đáng chú ýtrong đại hội, một cổ đông cho rằng việc Vinamilk nới room 100% cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ bị người ngoại quốc thâu tóm.Tuy nhiên, bà Liên trả lờidù có nới room cho nhà đầu tư ngoại thì thương hiệu Vinamilk cũng không thể dễ bị thâu tóm. Kế hoạch mởroom 100% cho nước ngoài,giữ thươnghiệu Vinamilk như thế nào đang là mối trăn trở của những người quản trị công ty.

Cũng theo bà Liên, thương hiệu Vinamilk đã được xây dựng và phát triển hơn 40 năm với vốn hóa khoảng 7 tỉ USD. Nếu nhà đầu tư ngoại muốn mua lại cổ phần của công ty này cũng phải giữthương hiệu, họ không thể bỏ thương hiệu này đi.

“Hiện tại, giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp khoảng hơn 300 triệu USD, trong khi đó giá trị của thương hiệu khoảng 7,5 tỉ USD. Như vậy, nước ngoài muốn mua hay tham gia cũng chỉ vì thương hiệu này. Tôi nghĩ không ai mua Vinamilk chỉ để xóa thương hiệu, bởi thương hiệu này đang nổi tiếng và mang lợi cho doanh nghiệp”, bà Liên nói.Chưa kể, Vinamilk đang mong muốn trở thành một doanh nghiệp đa quốc gia nên cổ đông không nên lo ngại về việc mất thương hiệu sau khi có sự tham gia của nhà đầu tư ngoại.

Đồng thời, bà Tâm cho biết việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài là một chủ trương lớn của Nhà nước, đây không phải quyết định của Vinamilk mà là của SCIC, Bộ Tài chính và Chính phủ.

Đặc biệt, một cổ đông nước ngoài nhận định việc nới room sẽ giúp cổ đông có cơ hội nhận giá trị cao nhất từ cổ phiếu, do đó không nên lo ngại việc bị thâu tóm.

Bên cạnh kế hoạch thoái vốn và nới room cho nhà đầu tư ngoại làm nóng đại hội, việc đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận năm 2016 cũng được cổ đông quan tâm. Năm 2016, Vinamilk đặt chỉ tiêu doanh thu 44.560 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.266 tỉ đồng, tăng tương ứng 11% và 6% so với kết quả đạt được năm ngoái.Một cổ đông nói kế hoạch này thấp khi so sánh với lợi nhuận trong quý 1/2016.

Trả lời về vấn đề này, bà Liên nói HĐQT dựa trên tăng trưởng của ngành để đưa ra kế hoạch. Hiện nay, tăng trưởng của toàn ngành sửa chỉ 7-9%/năm, nên mức tăng trưởng của Vinamilk là cao hơn tăng trưởng của ngành. Trong quý 1/2016, lợi nhuận cao hơn dự tính là tín hiệu đáng mừng, thế nhưng cũng đừng lấy quý 1 để áp cho cả năm bởi thị trường còn nhiều biến động chưa lường trước được.

Về lo ngại của cổ đông khi Việt Nam gia nhập TPP tác động đến ngành sữa trong nước, bà Liên đánh giá không tác động nhiều đến Vinamilk bởi giá thành sản phẩm sữa của công ty này tương đương với giá thế giới. Mặc dù vậy, vị Tổng Giám đốc Vinamilklo ngại cho người nông dân nuôi bò trong nước vì sữa của nông dân thế giới có mức thu mua thấp.

“Chúng ta phải cố gắng để giá sữa của người nông dân bằng giá sữa của trang trại thì mới yên tâm cạnh tranh được”, bà Liên nói thêm.

Phan Diệu

Ảnh: bà Mai Kiều Liên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Mai Kiều Liên: Nước ngoài có mua Vinamilk cũng không thể bỏ thương hiệu này