Theo Reuters, công viên Zhongguancun Technopark còn thiếu các chuyên gia nước ngoài. Z-Park mới chỉ tuyển dụng được 10.000 chuyên gia từ các nước khác. Trong khi đó ở thung lung Silicon, 1/3 dân số là các chuyên gia CNTT hàng đầu từ nước ngoài.

Bắc Kinh trải thảm đỏ thu hút nhân tài công nghệ thông tin

Vũ Trung Hương | 02/03/2018, 16:36

Theo Reuters, công viên Zhongguancun Technopark còn thiếu các chuyên gia nước ngoài. Z-Park mới chỉ tuyển dụng được 10.000 chuyên gia từ các nước khác. Trong khi đó ở thung lung Silicon, 1/3 dân số là các chuyên gia CNTT hàng đầu từ nước ngoài.

Bắc Kinh dự định sẽ biến Công viên công nghệ Zhongguancun Technopark (Z-Park) tại thủ đôthành một lãnh địa tương tự như thung lũng Silicon. Chính quyền thủ đô Trung Quốc đã phát động một chương trình thu hút nhân tài từ các nước khác để phát triển các dự án công nghệ thông tin trong Z-Park. Các nhân viên nước ngoài sẽ được đơn giản hóa thủ tục xin visa và giấy phép cư trú. Người có giấy phép cư trú sẽ được hưởng các quyền lợi và được tự do hơn khi ra khỏi biên giới. Ngoài điều kiện thị thực thuận lợi hơn, người nước ngoài còn có triển vọng thăng tiến nghề nghiệp tuyệt vời. Các cơ quan chức năng thậm chí còn sẵn sàng cho phép các chuyên gia nước ngoài tới làm việc với đội ngũ nhân viên phục vụ của họ, mặc dù điềunày trước đó đã bị cấm.

Giấy phép cư trú sẽ tạo cho người nước ngoài cơ hội để lãnh đạo các chương trình đổi mới quốc gia và được quyền làm đại diện pháp lý cho các viện nghiên cứu khoa học của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

ZhongguancunTechnopark kỳ vọng là bản sao của thung lũng Silicon và là công viên công nghệ đầu tiên ở Trung Quốc. Công viên có diện tích 488 km2 và bao gồm 16 khu khoa học. Nhiều công ty sở hữu văn phòng tại Zhongguancun, bao gồm cả Lenovo và Baidu. Tuy nhiên, theo Reuters, công viên của Trung Quốc thiếu các chuyên gia nước ngoài. Z-Park mới chỉ tuyển dụng được 10.000 chuyên gia từ các nước khác. Trong khi đó ở thung lung Silicon, 1/3 dân số là các chuyên gia CNTT hàng đầu từ nước ngoài.

Trước hết, thủ đô của Trung Quốc sẽ tìm kiếm các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính - những lĩnh vực chính cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc hy vọng thu hút các nhà phát triển và các nhà khoa học với sự giúp đỡ của các văn phòng đại diện nước ngoài của Zhongguancun được đặt tại 10 quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc và Phần Lan. Ngoài ra, nhiều chuyên gia Trung Quốc đã bắt đầu trở về từ các quốc gia khác.

Chẳng hạn, vào năm 2016 có 432.500 chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hồi hương - nhiều hơn 22% so với năm 2013. Nhiều người rời khỏi thung lũng Silicon và đầu quân cho Tencent, Baidu hay Alibaba. Quá trình này không thể được coi là hoàn toàn tự nhiên. Trung Quốc đang cố tình thu hút những chuyên gia hồi hương bằng mức lương cao kỷ lục và triển vọng thăng tiến nghề nghiệp.

Các chuyên gia CNTT có tay nghề cao rất cần choTrung Quốc nhằm thực hiện chiến lược đầy tham vọng Made in China năm 2025, khiến Trung Quốc độc lập về công nghệ và giành vị trí hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Chính quyền Trung Quốc sẽ chi khoảng 300 tỉUSD cho việc thực hiện chương trình, đồng thời quốc gia này tiếp tục tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Vào năm 2017, Trung Quốc chi 279 tỉUSD cho nghiên cứu và phát triển, tăng 14% so với năm 2016.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang đặt cược chủ yếu vào công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đến năm 2030, Trung Quốc có kế hoạch trở thành nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này và thị trường sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo trong nước sẽ đạt tới 150 tỉUSD vào thời điểm đó.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
5 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Kinh trải thảm đỏ thu hút nhân tài công nghệ thông tin