Tỉnh Bạc Liêu xác định ứng dụng khoa học - công nghệ là xu thế và giải pháp hữu hiệu giúp nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP.

Bạc Liêu ứng dụng KH-CN để phát triển sản phẩm OCOP

Trần An | 20/12/2022, 14:30

Tỉnh Bạc Liêu xác định ứng dụng khoa học - công nghệ là xu thế và giải pháp hữu hiệu giúp nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP.

Tỉnh Bạc Liêu đã và đang đẩy mạnh triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) để bảo đảm hiệu quả, thực chất nhằm tăng giá trị các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đồng thời, tỉnh cũng chú trọng phát triển các hình thức tổ liên kết sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác áp dụng kỹ thuật khoa học - công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm...

2(1).jpg
Tỉnh Bạc Liêu khuyến khích các chủ thể kinh doanh sản phẩm OCOP cần ứng dụng khoa học -  công nghệ vào sản xuất

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, qua 4 năm thực hiện chương trình OCOP, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, địa phương có hơn 100 sản phẩm của 43 chủ thể được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 67 sản phẩm đạt 3 sao và 24 sản phẩm đạt 4 sao.

Gạo Một bụi đỏ, gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi, muối Bạc Liêu, các sản phẩm mắm (mắm chua Vĩnh Hưng, mắm cá trắm cỏ Hồng Dân, mắm cá chốt, mắm cá lóc), khô trâu, trâu kho rim, các loại tôm khô, cá khô… là những sản phẩm điển hình, có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường hiện nay.

Bạc Liêu có nhiều khu, điểm du lịch có thể xây dựng thành các "sản phẩm OCOP du lịch" đặc trưng riêng của tỉnh như: Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cụm Nhà công tử Bạc Liêu, khu Quán thế âm phật đài, khu di tích lịch sử trận Giồng Bốm, khu di tích lịch sử Nọc Nạng, nhà thờ Tắc Sậy, các vùng điện gió… Cùng với đó, tỉnh còn có những làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống có thể xây dựng thành các "sản phẩm OCOP du lịch" đặc trưng.

3(1).jpg
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu được thị trường ưa chuộng

Ông Võ Hùng Mạnh chủ cơ sở Thiên Hương (xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ: “Sau khi sản phẩm tôm khô của cơ sở tôi đạt chứng nhận OCOP thì thương hiệu Thiên Hương được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Thời gian qua, cơ sở tôi tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm, tạo nền tảng để hướng đến thị trường cả nước. Tôi đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Cơ sở luôn chủ động về máy móc, thiết bị bao bì, bảo quản sản phẩm. Sản phẩm tôm của chúng tôi có nguyên liệu được lựa chọn từ tôm tự nhiên và đăng ký nhãn hiệu riêng nên được thị trường ưa chuộng”.

Bà Phan Thị Thu Oanh, Phó giám đốc Sở Công Thương Bạc Liêu cho biết: “Chương trình OCOP bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội. Việc áp dụng khoa học - công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Từ đó, các chủ thể đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, xây dựng nhãn mác, nhãn hiệu”.

Thời gian qua, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành các cơ chế, chính sách về hỗ trợ ứng dụng, đổi mới khoa học -  công nghệ; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp điều kiện của địa phương; lồng ghép chặt chẽ chương trình OCOP với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh.

Tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xác lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tập trung phát triển, nâng chất các sản phẩm; hỗ trợ thiết kế logo, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, nhằm tạo sức hấp dẫn cho các sản phẩm; thực hiện xúc tiến thương mại điện tử để bán sản phẩm OCOP; phát triển thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường đối với các sản phẩm OCOP đặc trưng.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh nói: “Các chủ thể có sản phẩm OCOP cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm khi được gắn sao OCOP. Sở NN-PTNT cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức trưng bày các sản phẩm ở một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, nhằm tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng của Bạc Liêu; gắn sản phẩm OCOP với phát triển du lịch, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng đến với du khách trong và ngoài nước".

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, việc quảng bá sản phẩm OCOP cũng chính là quảng bá hình ảnh đất và con người Bạc Liêu đến với du khách trong, ngoài nước... Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạc Liêu ứng dụng KH-CN để phát triển sản phẩm OCOP