Trước tình trạng quá tải bệnh viện ngày một trầm trọng, thì bác sĩ gia đình đã được coi là giải pháp cơ bản được hướng tới để tháo gỡ thực trạng đã quá nan giải này của ngành y tế.
Tại Hội nghị “Bác sĩ gia đình trong kinh tế y tế và giải quyết quá tải bệnh viện” diễn ra tại TP.HCM hôm nay (18.11), bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Phóchủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam nhấn mạnh chỉ có phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình thì bệnhviện mới được quay trở về với vai trò thực sự của nó.
Bác sĩ gia đình: Xu hướng tất yếu
Theo ông Dũng, người dân ngày càng có nhu cầu cao về dịch vụ y tế. Vì thế muốn chống quá tải thì phải tổ chức cung cấp dịch vụ y tế ở cộng đồng, đó là vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới bác sĩ gia đình.
Xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình là biện pháp căn cơ nhất.Ông Dũng cho rằng xây dựng mô hình bác sĩ gia đình là để trả bệnh viện về đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nó.
Bệnh viện không phải là nơi điều trị “sổ mũi, nhức đầu. Ngày nay, xu thế của bệnh viện là “giảm số lượng giường bệnh, tăng chất lượng giường bệnh, rút ngắn ngày điều trị, giảm ngày tái nhập viện, điều trị ngoại trú, điều trị trong ngày”, ông Dũng nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho rằng ngành y tế Việt Nam đang có nhiềutồn tại và thách thức, trong khi đónhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đang tăng lên, vì thếyêu cầu đặt ra lúc này theo ông Tuấn là phải đổi mới việc tăng cường y tế cơ sở.
Vì thế chúng ta đang rất cần mô hình bác sĩ gia đình để có thể giải quyết những vấn đề trên,ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tuấn cũng cho biết bác sĩ gia đình là bác sĩ chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh. Bác sĩ gia đình cũng là người biết từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh và lối sống của người đó trong cộng đồng.
Nhữngthách thức đặt ra
Theo TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế), đến nay cả nước đã có 332 phòng khám bác sĩ gia đình tại 8 tỉnh, thành phố. Trong đó TP.HCM có số lượng phòng khám bác sĩ gia đình nhiều nhất với 217 phòng khám, kế đến là Hà Nội 90 phòng khám, Hải Phòng 5 phòng khám.
“Theo lộ trình thì đến năm 2017 sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình tại các địa phương để đến năm 2018 có ít nhất 40% tỉnh, thành có phòng khám bác sĩ gia đình, đến năm 2019 sẽ có ít nhất 60% các tỉnh, thành triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình và đến năm 2020 có ít nhất 80% tỉnh, thành triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình”, ông Tường cho hay.
Để đảm bảo nguồn nhân lực nhân rộng phòng khám bác sĩ gia đình trên cả nước, ông Tường cho biết Bộ Ytế sẽ tổ chức đào tạo 4 loại hình y học gia đình gồm:đào tạo chính khóa về y học gia đình dành cho sinh viên y khoa của tất cả các trường đại học y; đào tạo định hướngy học gia đình 3 tháng, 9 tháng;đào tạo sau đại học về y học gia đình (nội trú, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ...) và đạo tạo phát triển đội ngũ người hành nghề y học gia đình.
Tuy nhiên theo GS.TS Phạm Gia Thắng - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong thời gian tới bác sĩ gia đình sẽ gặp rất nhiều thách thức do tình trạng già hóa dân số tăng nhanh (Hiện nay Việt Nam đang là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới có tốc độgià hóa dân số cao).Vì vậy thực tế này sẽ làm tăng nhu cầu nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật tàn phế, chăm sóc giai đoạn cấp, giai đoạn sau phục hồi. Khi đó nguồn lực bác sĩ gia đình sẽ không đủ đáp ứng; đặc biệt là bác sĩ gia đình sẽ không đủ kiến thức, kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi.
“Vấn đề lúc này ngoàitrang bị những kiến thức chung cho bác sĩ gia đình, các bác sĩ gia đình phải được nâng cao năng lực trong việcchăm sóc người cao tuổi. Trong đó phải tập trung nâng cao chẩn đoán điều trị các bệnh thường gặp ở người cao tuổi”, ông Thắng kiến nghị.
Hồ Quang