Dư luận ở TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang như đang ở trong “tâm bão” mấy ngày qua khi nhắc đến vụ con ruột kiện cha mẹ vì 43,5 tỉ đồng tiền tiết kiệm bỗng dưng bị “bốc hơi”. Sự thật của vụ việc này thế nào?

Bài 1: Cuộc chiến ‘triệu đô’ giữa 2 cha con

Văn Vĩnh | 12/10/2016, 11:02

Dư luận ở TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang như đang ở trong “tâm bão” mấy ngày qua khi nhắc đến vụ con ruột kiện cha mẹ vì 43,5 tỉ đồng tiền tiết kiệm bỗng dưng bị “bốc hơi”. Sự thật của vụ việc này thế nào?

Bỗng dưngtiền bị… chuyển tên

Theo đơn trình bày của ông Lê Đình Trung (SN 1980, ngụ P.Mỹ Long, TP.Long Xuyên) và vợ là bà Tiêu Mỹ Ngọc (SN 1987), vào ngày 1.6 vừa qua, trong lúc ông và vợ đi khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ thì nhận điện thoại từ ông Lê Hữu Phước (cha ruột ông Trung), nóiông đến Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ (đường Phan Văn Trị, Q.Ninh Kiều) để ký tên tham gia chương trình dự thưởng.

Tổng cộng ông Trung đến ngân hàng 3 lần và gặp nữ nhân viên tên Lan Anh. Cô này đưa cho ông những tờ giấy trắng (A4) để ký tên vào. Thấy lạ, ông Trung hỏi thì được phía ngân hàng trả lời: “Ở đây chỉ làm giùm cho Tố Như là nhân viên Ngân hàng Việt Á chi nhánh An Giang chứ chị Lan Anh không biết, mọi giấy tờ của chúng tôi sẽ được gởi fax nhanh về An Giang để điền tất cả thông tin vào”. Do bận việc, cộng thêm sức khỏe 2 vợ chồng không tốt, nên vợ chồng ông Trung đã ký tên rồi ra về.

Đến tối 4.7.2016, ông Trung tá hỏa khi phát hiện ra toàn bộ sổ tiết kiệm của gia đình ông đã bị mất. Sáng hôm sau, ông Trung đến Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ thì được nhân viên Lan Anh cho biết, những tờ giấy mà gia đình ông đã ký là giấy ủy quyền và chuyển nhượng!

Trưa cùng ngày,vợ chồng ông Trung đến Ngân hàng Việt Á chi nhánh An Giang đề nghị xin toàn bộ giấy tờ đã ký tại Cần Thơ, nhưng ngân hàng nói giấy tờ đó đã giao hết cho cô Hồng (mẹ ông Trung) và chú Phước (ba ông Trung) giữ. Ngoài ra, toàn bộ số tiền hơn 43 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm đãchuyển nhượng qua người khác là cha mẹ ruột của ông Trung.

Cũng theo ông Trung, trong khoảng thời gian từ 13.1 đến 6.4.2016, vợ chồng ông đã gửi 5 sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh An Giang với tổng trị giá hơn 43,5 tỉđồng. 3 cuốn sổ đứng tên ông Trung, 2 cuốnđứng tên vợ với cùng kỳ hạn 6 tháng.

Sau khi sự việc xảy ra, ông Trung cùng vợ đã có đơn khởi kiện Giám đốc Ngân hàng Việt Á chi nhánh ở Cần Thơ và An Giang. Ngoài ra, ông Trung cũng kiện luôn cả 2 nhân viên ngân hàng cùng cha mẹ của mình thông đồng để chiếm đoạt số tiền trên. Câu chuyện trên lập tức được dư luận quan tâmbởi cha mẹ của ông Trung làđại gia có tiếng ở An Giang.

Người cha nói gì khi con kiện mình?

Trước những lời tố cáo của con trai, ông Lê Hữu Phước (SN 1953) và vợ là bà Nguyễn Thị Hồng (SN 1965) cùng ngụ P.Mỹ Long, TP.Long Xuyên đã có đơn giải trình gửi đến cơ quan chức năng. Theo đơn của vợ chồng ông Phước, sau khi con trai và con dâu phát đơn kiện, vợ chồng ông Phước đã phối hợp với ngân hàng và cơ quan điều tra để bước đầu giải quyết vụ việc.

Ông Phước khẳng định, số tiền trong 5 sổ tiết kiệm được gửi ở chi nhánh Ngân hàng Việt Á ở An Giang hoàn toàn là tài sản hợp pháp của vợ chồng ông. Mọi giao dịch nhiều năm qua đều do ông trực tiếp thực hiện. Quá trình giao dịch, ông Phước yêu cầu ngân hàng làm thủ tục, nộp tiền mặt, chuyển tiền, lập sổ, nhận lãi.

“Tôi gọi vợ của tôi - Nguyễn Thị Hồng, và con ruột của tôi - Lê Đình Trung, cùng con dâu - Tiêu Mỹ Ngọc, chỉ đến ngân hàng ký tên vào các thủ tục quy định rồi về; mọi thủ tục giấy tờ, sổ tiết kiệm của ngân hàng đều do tôi giữ (bản chính). Bản thân tôi là chủ DNTN khai thác cát sông đã lập nghiệp từ 3 đời là DNTN Tân Lê Quang. Ngoài hoạt động này, tôi còn là hộ nuôi cá tra xuất khẩu, sở hữu nhiều bất động sản giá trị…”.

Ông Phước cũng trình bày rằng, Trung là út nam trong gia đình có 4 anh chị em. 2 người con lớnvà út nữ đang sinh sống bên nước ngoài. Trung từ lúc có gia đình được cha mẹ cho ra ở riêng, hàng ngày vẫn đi làm trong công ty của gia đình để hưởng lương.

Vừa qua vợ chồng ông Phước đi nước ngoài thăm con. Dođi bằng máy bay, sợ rủi ro nên vợ chồng ông đãđể Trung đứng tên giùm5 sổ tiết kiệm có kỳ hạn để lấy lãi (2 sổ: 10 tỉ, 1 sổ 8 tỉ, 1 sổ 7,979 tỉvà 1 sổ 7,2 tỉ) tổng cộng hơn 43,5 tỉđồng. Các sổ này có kỳ hạn 6 tháng, có sổ gửi từ năm 2015 cứ mỗi 6 tháng tất toán nên lập sổ mới hưởng lãi suất cao hơn.

Do toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm là của vợ chồng ông Phướcnên 2 người giữ bản chính, khi đi nước ngoài sẽ gửi sổ lại, nếu họcó hữu sự thìanh em Trungsẽ phối hợp với nhau sử dụng khi cần. “Vì vậy, khi chúng tôi về nước, vợ chồng Trung đã tự nguyện ký têntrả lại 5 sổ tiết kiệm trênvào ngày 1.6.2016 là việc bình thường", ông Phước trình bày.

(còn tiếp...)

Thanh Ngọc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 1: Cuộc chiến ‘triệu đô’ giữa 2 cha con