Nếu cơ nghiệp nhà Lý mở đầu  bởi vị hoàng đế xuất  thân   từ vùng địa linh Cổ Pháp  (Lý Công Uẩn) thì đất phát vương  của nhà Trần lại nằm cách đó khá xa,  về phía đông của thượng  nguồn sông Phổ Đà.

Bài 2: Đất phát vương của nhà Trần

Một Thế Giới | 29/10/2013, 22:14

Nếu cơ nghiệp nhà Lý mở đầu  bởi vị hoàng đế xuất  thân   từ vùng địa linh Cổ Pháp  (Lý Công Uẩn) thì đất phát vương  của nhà Trần lại nằm cách đó khá xa,  về phía đông của thượng  nguồn sông Phổ Đà.

Bai 2: Dat phat vuong cua nha Tran-hinh-anh-1

Nền móng hoàng thành Thăng Long nơi phát hiện dấu tích xây dựng thời Trần

MỘT CUỘC “TẦM LONG”.
Mãi  đến   đầu   thế  kỷ 18, sau gần 900  năm xảy ra sự kiện Cao  Biền trấn yểm long  mạch  nước ta, một tài liệu của Trung Quốc  với tựa Cao  Biền di cảo (cùng  một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh chẳng hạn),  nhắc việc Cao  Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam  năm 865 (được chi  viện thêm 7.000  quân nữa vào năm  sau 866) đã đánh  chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật  phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết. Vậy “tầm  long” là gì? Tầm long  là phép tìm kiếm long  mạch  ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ  rõ: Chẳng qua ra đến  ngoài  đồng.   Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường   và được học giả Cao Trung qua hằng chục năm nghiên  cứu sách địa lý của Tả Ao  giải thích rõ đại ý dưới đây: Long mạch là mạch  đất bên trong có chứa khí  mạch,  giống như trong cành cây có chứa nhựa cây,  nó có thể chạy qua  những dãy đồi núi cao,  cũng có thể  đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm  chí qua biển,  rồi đột  ngột  nhô  lên với những  thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu  vào một huyệt đất nào đó (gọi  là long  nhập thủ). Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng  mồ mả cha ông để con cháu  đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng,  phát tài lộc phú quý. Trước  huyệt  kết có đất  nổi  lên  cao  che  chắn (gọi là án), hoặc  có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).

Tả Ao địa lý toàn thư ghi rõ muốn tầm long cần  phải  biết:  Thái  tổ sơn của toàn  thể  các cuộc  đất xuất  phát  từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước  tụ trước  huyệt  để nuôi khí  lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt  và Bạch hổ  là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu  vào huyệt  kết, biết về long sinh  (mạch  sống động như mãng xà vương đang phóng  tới), long  tử (mạch nằm ngay  đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược  (mạch  lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn)  Những  điều trên chắc hẳn Cao  Biền  đã ứng dụng trong cuộc “tầm long”  trên toàn cõi nước ta để trấn  yểm, nhưng đất phát vương của 12  đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần)  đã tồn tại vượt  lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông phổ Đà, tức sông  Luộc,  nằm trên địa phận thôn Lưu gia – (thuộc huyện Hưng  Hà, tỉnh  Thái Bình ngày nay).

PHÁT VƯƠNG TRÊN ĐẤT KẾT.
Đến  với vùng  đất  đó buổi  sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu,  gồm: Lưu  Khánh Đàm, Lưu  Ba, Lưu  Lượng.  Về sau cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu  Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng  dụng (khi  vua  sắp mất  vào tháng  chạp năm Đinh  Mùi 1127  đã cho gọi Đàm  vào nhận di chiếu  để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu  Khánh  Đàm (và Lưu  Ba) đều được Ngô Sĩ Liên nhắc  đến trong Đại   Việt  sử ký toàn thư.

Bai 2: Dat phat vuong cua nha Tran-hinh-anh-2

Những tòa tháp ở Yên Tử nơi vua Trần Nhân Tông khởi phát thiền phài Trúc Lâm

Đó là dòng thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn  sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến  với đất  phát  vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa,  giàu  có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai  họ Lưu  và họ Tô cũng  chỉ dừng  lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được đất phát vương. Mà phải đợi đến họ Trần  xuất  hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới  bắt đầu  từ  sự  có mặt  của một  người  đến  từ hương Tức Mặc,  xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.

Trần  Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn  với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai  họ Trần và Tô kết  sui gia và tạo thành thế lực mạnh  nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ phùng rất  giỏi về khoa  địa lý, được dân chúng kính  nể, thường  gọi “thầy phùng”. Ông  là người biết rõ kiểu   đất  “hậu   sinh phát  đế” ở thôn Lưu gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi  lại trong cuốn Chuyện tình  vua  chúa  hoàng  tộc Việt Nam khá thuyết  phục  như sau:  “Ba mũi nhọn  chồng lên nhau này  là núi Tam Đảo với ba ngọn phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên  Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng  đông bắc tây nam,  thấp dần rồi chìm qua sông Thiên  Đức (tức sông Đuống),  đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn  núi khác. rồi từ đấy, long  mạch  lại chạy tiếp từ làng Nhật  Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò  Sao. gò ấy, phía  trước có ba gò lớn  là Tam thai, phía sau có bảy  gò nhỏ   là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao  bọc, khi mặt trời soi  tới thì mặt đầm sáng như gương phản  chiếu,  đối mặt với các cù lao  nhỏ hình  đẹp như những bông sen đang nở (…)  đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát  đế”.

Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy phùng đã bàn  với Trần Lý nên  cải táng  mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao  thầy phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy phùng, và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt  kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân  của mình để con  cháu phát vương được. Vì cần phải ứng đúng mệnh  số nữa.

Thầy  phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại  chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện  phong thủy ở gò Sao cho con mình là phùng Tá Chu  (cũng là một nhân  vật lịch sử) được  biết :
- Vào ngày lập thu vừa rồi, mộ hiển thủy  tổ khảo  ở Tức  Mặc   và hiển thủy tổ  tỷ  ở Lưu gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công  việc hoàn  tất đúng  giờ chính hợi.
Những người tham gia rà soát  các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng  đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy phùng biết chuyện. Xong  việc, bên trên mộ được  san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết của đất phát vương. Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một  đêm  rằm sáng trăng, thái tử  Sảm (tức  vua Lý Huệ Tông sau này)  từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu  gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung  lúc ấy mới  15 tuổi (là chị  em chú bác ruột  với Trần   Thủ Độ) – rồi cưới Dung – đây  là sự kiện mở đầu  một  loạt  biến  cố tiếp  đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần như thế nào? (còn tiếp).

Bai 2: Dat phat vuong cua nha Tran-hinh-anh-3

Cây hoa đại 700 tuổi ở Yên Tử do vua Trần Nhân Tông cho trồng

Theo Duyên Dáng Việt Nam – Bài: Giao Hưởng – Ảnh: Lưu Quang Phổ

>> Xem thêm sự kiện Phong Thủy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Thời gian và nguồn lực có hạn, làm việc nào cần dứt điểm việc đó
“Làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó trong bối cảnh công việc nhiều, yêu cầu cao, thời gian và nguồn lực có hạn”, Thủ tướng nói.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Đất phát vương của nhà Trần