PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo ví von các doanh nghiệp hàng không cũng như những người bệnh COVID-19. Bệnh nhân cần được trợ thở oxy, còn với các doanh nghiệp thì oxy chính là tiền, mà hiện tại dòng tiền đang kiệt quệ.

Bàn cách cứu ngành hàng không trong cơn dịch

Lam Thanh | 02/08/2021, 15:19

PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo ví von các doanh nghiệp hàng không cũng như những người bệnh COVID-19. Bệnh nhân cần được trợ thở oxy, còn với các doanh nghiệp thì oxy chính là tiền, mà hiện tại dòng tiền đang kiệt quệ.

Khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay

Ngày 2.8 tại tọa đàm với chủ đề “Giải pháp cấp bách về vốn để "giữ cánh" cho hàng không Việt” do VnEconomy tổ chức, các chuyên gia cho rằng khủng hoàng ngành hàng không gặp phải lần này khác hoàn toàn các với các cuộc khủng hoảng trước đây bởi tính bất định từ đại dịch COVID-19.

Mới đây Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã nhận được khoản hỗ trợ của Chính phủ 4.000 tỉ đồng theo hình thức tái cấp vốn trong cả gói 12.000 tỉ đồng theo nghị quyết của Quốc hội. Trong khi đó, các hãng hàng không tư nhân như VietJet Air, Bamboo Airways… cũng trong tình trạng kiệt quệ tài chính thì chưa nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào.

TS Nguyễn Sỹ Hưng, chuyên gia hàng không cũng cho rằng việc Nhà nước đưa bàn tay ra hỗ trợ ngành hàng không là cần thiết. Về mặt đối ngoại, đây là công cụ rất quan trọng để “đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới về Việt Nam”.

hang-khong.png
Các chuyên gia thảo luận tại tọa đàm

Ông Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đánh giá đây là khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay đối với ngành hàng không. Ngoài các doanh nghiệp hàng không thì toàn bộ các dây chuyển liên quan, như dịch vụ kỹ thuật, thương mại mặt đất, sản xuất thức ăn và các dịch vụ phụ trợ khác cũng bị ảnh hưởng theo.

Ông Nề cho biết Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đã đề xuất Chính phủ hỗ trợ một số giải pháp như: áp dụng “hộ chiếu vắc xin”, nới lỏng quy định về đi lại và cách ly với những người đã tiêm đủ liều vắc xin, có kế hoạch sớm khai thác trở lại các đường bay quốc tế...

Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 5.000 - 6.000 tỉ đồng cho các hãng hàng không tư nhân Bamboo Airways, Vietjet Air. Thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và được gia hạn tự động 2 lần...

"Chúng tôi đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép giảm thuế bảo vệ môi trường, áp dụng mức giảm 70% cho các hãng hàng không đến ngày 30.6.2022. Bên cạnh đó, Nhà nước nên tiếp tục giảm giá, phí dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không; xem xét giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo phục vụ ngành hàng không từ nay đến hết năm 2022", TS Bùi Doãn Nề đề xuất.

Hàng không cần cứu trợ như người nhiễm COVID-19 cần oxy

PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Viện trưởng Viện Công nghệ tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng làn sóng dịch lần thứ 4 này rất khốc liệt, bào mòn sức khỏe của doanh nghiệp hàng không thời gian qua.

Trong khi đó, dịch bệnh sẽ tiếp tục kéo dài và độ trễ kinh tế do dịch gây ra còn kéo dài cho đến hết năm 2021 và sức cầu của nền kinh tế nói chung, sức cầu đi lại vẫn bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí bị hơn cả bây giờ.

Ông Bảo ví von, dưới góc độ tài chính thì các doanh nghiệp hàng không hiện nay cũng như những người bệnh COVID-19. Các bệnh nhân rất cần được trợ thở bởi oxy, còn đối với các doanh nghiệp thì tiền chính là oxy, mà hiện tại tiền của các doanh nghiệp đang cạn kiệt.

“Nếu chúng ta không giải cứu, hỗ trợ thì các doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro thanh khoản. Khi đó, doanh nghiệp không đủ tiền đáp ứng các khoản chi trả nợ, lương. Điều này dẫn đến rủi ro kiệt quệ tài chính. Nếu không được cứu chữa thì để lại hậu quả tái cấu trúc rất vất vả trong tương lai”, ông Bảo nói.

Do đó, ông Bảo cho rằng cần phải giải cứu, hỗ trợ ngành hàng không, dù đó là doanh nghiệp của Nhà nước hay tư nhân. Việc cứu trợ ngành hàng không là chuyện cấp thiết bởi lẽ khoản hỗ trợ này không chỉ để cứu ngành hàng không, mà còn tác động tới các ngành khác.

quoc-bao.jpg
PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo tại cuộc tọa đàm

Về chuyện hỗ trợ cho ngành hàng không, đặc biệt là giải cứu Vietnam Airlines, ông Bảo cũng mượn lại câu chuyện giải cứu hãng xe hơi mang tính biểu tượng của nước Mỹ General Motors để làm bài học cho hiện tại.

Vào thời điểm hãng xe hơi General Motors (GM) của nước Mỹ lâm vào cảnh khốn cùng (cũng giống với các hãng hàng không bây giờ), họ không bán được xe, doanh số sụt giảm nghiêm trọng, không có tiền trả cho công nhân, đứng trước bờ vực phá sản.

Thậm chí lúc đó GM đã nộp đơn xin Chính phủ Mỹ bảo hộ phá sản. Chính phủ Mỹ đang đứng trước quyết định có nên bơm tiền ra để giải cứu doanh nghiệp hay không thì lập tức nổ ra ra tranh cãi dữ dội về chuyện có nên giải cứu.

Nhiều chuyên gia cũng tranh cãi về điều này. Họ tranh luận tại sao phải giải cứu GM mà không dùng tiền để đào tạo cho người mất việc, dùng tiền để khôi phục các ngành khác. Tuy nhiên, cuối cùng Chính phủ Mỹ vẫn quyết định bơm 50 tỉ USD trong thời hạn 5 năm để giải cứu GM.

Đến năm 2019, chiến lược giải cứu kết thúc, Chính phủ Mỹ bán lại các cổ phần tại GM và thu về khoảng 40 tỉ USD, có nghĩa là Chính phủ đã tiêu tốn 10 tỉ USD. Hầu như tất cả giới chức của Mỹ đều đồng thuận với Tổng thống Obamam cho rằng đây là cuộc giải cứu thành công.

Lý do được khen là cái mất chỉ 10 tỉ USD, trong khi cái được là cứu sống tập đoàn xe hơi, vừa sếu đầu đàn của Mỹ, thương hiệu quốc gia, vừa là danh dự của Mỹ, và quan trọng hơn là cứu sống cả ngành ô tô.

“Đây là một bài học kinh nghiệm cho thấy việc giải cứu 1 doanh nghiệp hay 1 nhóm doanh nghiệp không phải là để hỗ trợ doanh nghiệp đó mà còn để hỗ trợ cho cả ngành công nghiệp đó, đặc biệt là ngành như hàng không”, ông Bảo lý giải.

Duy trì chuỗi cung ứng

Ngoài ra, ông Bảo cho rằng hàng không cũng đóng vai trò trong việc duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. “Hàng không là một gạch nối giữa Việt Nam và thế giới. Chính phủ nói rằng không được để đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy chuỗi giá trị trong đại dịch. Do đó, ngành hàng không là một trong những ngành có sứ mệnh to lớn để duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

“Khi kinh tế phục hồi, Việt Nam phải tận dụng đà tăng trưởng thế giới để lấy lại tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Một trong những yếu tố tạo ra thắng lợi vẫn là ngành hàng không. Do đó, hỗ trợ ngành hàng không còn là để hỗ trợ các ngành nghề khác và duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế”, ông Bảo nói.

Ông Bảo này còn cho rằng khi nói đến hỗ trợ, các hãng bay tư nhân cũng nên được hỗ trợ và xứng đáng nhận hỗ trợ như những gì Vietnam Airlines nhận.

Theo ông Bảo, dưới góc độ người lao động, dù họ là người lao động của doanh nghiệp nhà nước hay của doanh nghiệp tư nhân thì đều là người lao động, họ xứng đáng được hỗ trợ và được giải cứu.

Ngoài ra, trong câu chuyện hỗ trợ và giải cứu ngành hàng không, ông cũng muốn đặt ra mục tiêu kép làm sao để chiến dịch đó thắng lợi, cứu sống, khôi phục ngành hàng không; đồng thời bảo toàn vốn ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước và tạo sự bền vững về ngân sách.

Bài liên quan
Hàng không tăng chuyến, giá vé tàu xe 'nóng' dịp lễ 30.4 - 1.5
Còn khoảng hơn nửa tháng nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5, hiện nay nhiều phương tiện di chuyển như máy bay, xe khách... đã tăng giá vé, tăng chuyến để phục vụ nhu cầu của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bàn cách cứu ngành hàng không trong cơn dịch