Bạn có biết rằng stress có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của chúng ta, trong đó bao gồm cả làn da? Theo một số nghiên cứu, bạn càng căng thẳng, các tình trạng da sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Bạn có biết stress ảnh hưởng trực tiếp đến làn da

La Hường | 17/11/2019, 08:28

Bạn có biết rằng stress có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của chúng ta, trong đó bao gồm cả làn da? Theo một số nghiên cứu, bạn càng căng thẳng, các tình trạng da sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Stress khiến da sạm màu

Sau một thời gian dài mất ngủ, bạn nhận thấy làn da trắng trẻo khi xưa bỗng chốc trở nên xỉn màu và kém xinh? Điều này xảy ra là do tác hại của stress gây nên. Stress gây ra tình trạng thiếu ngủ và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến da trở nên sạm màu.

Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ tự nhiên của da, làm da bị khô. Từ đó, lớp biểu bì trở nên suy yếu và ảnh hưởng đến chức năng của hàng rào bảo vệ da. Điều này đặc biệt xảy ra khi da phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Để hạn chế các tác hại trên, bạn cần bảo vệ da khỏi bụi bẩn, tia UV… bằng cách thoa kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ da khi ra đường.

Stress sẽ làm giải phóng các hormone căng thẳng

Hormone căng thẳng có mối quan hệ mật thiết đối với các tình trạng da, nó là nguyên nhân chính làm cho các tình trạng mụn trứng cá, chàm… nghiêm trọng hơn.

Các hormone căng thẳng như hormone giải phóng CRF hoặc CRH là một phần quan trọng của hệ thống phản ứng căng thẳng. Khi chúng ta bị căng thẳng hay nhạy cảm quá mức, hệ thống sẽ giải phóng CRF, dẫn đến các bệnh về da. Một ảnh hưởng của stress lên da đó là làm cho quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn.

Stress sẽ làm bạn ăn uống không lành mạnh

Nếu bạn bị căng thẳng kéo dài sẽ dễ bị trầm cảmvà ảnh hưởng đến chệ độ ăn. Theo các nghiên cứu, khi bị stress, chúng ta thường có xu hướng thích ăn đồ ngọt, tinh bột, rượu bia. Đây là những yếu tố làm cho các bệnh về da nghiêm trọng hơn.

Theo các nghiên cứu, chỉ số GI (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm nhiều bột đường) càng cao, tình trạng mụn trứng cá sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, cách tốt nhất để giúp phòng ngừa và hạn chế diễn tiến các bệnh về da là hãy ăn thật nhiều rau xanh, hoa quả và tránh xa các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Stress khiến bạn ngủ không đủ giấc

Khi bị căng thẳng, chúng ta thường khó ngủ, dẫn đến ngủ không đủ giấc. Giấc ngủ có vai trò quan trọng đến sức khỏe làn da. Da thường tái tạo và phục hồi trong quá trình ngủ. Việc ngủ không đủ giấc sẽ làm làn da trông thiếu sức sống, không khỏe mạnh. Do đó, bạn hãy cố gắng ngủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.

Stress khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn và vết chân chim

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, lượng cortisol trong cơ thể tăng cao đột ngột, khiến huyết áp cao, rối loạn quá trình trao đổi chất, tăng cân. Từ đó, gây tổn hại đến cấu trúc sợi collagen và elastin, nhân tố cấu thành nên làn da mềm mại và đàn hồi. Ngoài ra, sự căng thẳng cơ bắp cũng dẫn đến tình trạng nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn.

Stress làm tóc rụng nhiều và móng tay dễ gãy

Khi bạn bị stress nặng, cơ thể sẽ sản sinh ra các nội tiết tố và cortisol, gây ra phản ứng “chống trả hoặc bỏ chạy”. Tác hại của stress kéo dài chính là khiến bệnh rụng tóc trở nên trầm trọng hơn. Cường độ áp lực lớn khiến nang tóc – bộ phận nhận chất dinh dưỡng để nuôi tóc không thể phát triển. Kết quả là tóc rụng nhiều và khó mọc tóc mới, thậm chí một số khu vực như đỉnh đầu có thể bị trọc.

Căng thẳng sẽ khiến hormone cơ thể bị mất cân bằng, các dưỡng chất không phân bố đầy đủ đến các cơ quan. Từ đó, móng tay sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ra tình trạng gãy móng. Ngoài ra, việc cắn móng tay thường xuyên còn có thể gây ra những vết xước và làm biến dạng móng vĩnh viễn.

Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên tránh tắm nước nóng để không làm da và da đầu bị hư tổn; tập luyện thường xuyên và áp dụng một chế độ ăn cân bằng với các loại trái cây và rau quả.

Stress làm quầng thâm “gấu trúc” và bọng mắt xuất hiện

Một trong những tác hại của stress chính là khả năng gây nên tình trạng khó hấp thu các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da như vitamin C, E, làm vùng da dưới mắt mất đi sự đàn hồi.

Ngoài ra, căng thẳng và mệt mỏi là những nguyên nhân làm máu không được lưu thông, do đó da không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy. Từ đó, da trở nên khô, thiếu sức sống, nhanh lão hóa, hình thành quầng thâm dưới mắt.

Hà Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạn có biết stress ảnh hưởng trực tiếp đến làn da