Sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague hồi tháng trước về vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh đang có nhiều động thái manh động, đẩy căng thẳng trong khu vực leo thang, theo tờ News của Úc nhận xét.

Báo Úc nhận xét Trung Quốc sẵn sàng mở chiến trường ở 2 biển Đông và Hoa Đông

Hà Ngọc Bách | 09/08/2016, 16:16

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague hồi tháng trước về vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh đang có nhiều động thái manh động, đẩy căng thẳng trong khu vực leo thang, theo tờ News của Úc nhận xét.

Cụ thể, theo News sau phán quyết của PCA không công nhận yêu sách "đường 9đoạn" phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, quân đội nước này đã gia tăng hoạt động trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Đại diện chính phủ Trung Quốc đã phản ứng mạnh với nhữngnước ủng hộ phán quyết của PCA, đặc biệt là với 3nướcÚc, Nhật Bản và Mỹ.

Nhưng hành động của Trung Quốc không chỉ giới hạn bởi các phản ứng ngôn từ như thường lệ, những hành động quân sự mới đây cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị dùng quân sự để khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ phi pháp của họ.
Mới đây, tờSouth China Morning Post đã dẫn lời Yue Gang, một đại tá quân đội Trung Quốc về hưu nói rằng lực lượng hải quân nước này đang tập trung ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

"Chúng tôi cần phải duy trì sức mạnh (không quân) nhất định trên Biển Đông vì chúng tôi có thể tung ra một cú đấm bất cứ lúc nào", ông Yue lớn tiếng tuyên bố, cho thấy thái độ diều hâu của giớiquân sự Bắc Kinh hiện nay.

Hạm đội tàu cá trấn áp biển Hoa Đông

Ngày 8.8, cảnh sát biển Nhật Bản cho biết 14 tàu tuần tra của Trung Quốc đã xâm nhập bất hợp trong vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku mà nước này đang quản lý (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Số lượng tàu tuần tra Trung Quốc hiện diện trong khu vực này ngày càng gia tăng sau khi chúng lần đầu tiên tiến sát quần đảo Senkaku từ hôm 6.8.

Các tàu tuần tra của Trung Quốc được cho là hiện diện để hộ tống đội tàu đánh cá lên tới 230 chiếc hoạt động gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý. Những con tàu này hoạt động đầy khiêu khích gần sát khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo tại Senkaku, nơi đánh dấu vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một tuyên bố hôm 6.8 rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các hòn đảo (quần đảo Senkaku) và vùng biển lân cận.

Ngay lập tức Tokyo đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc tại Nhật BảnCheng Yonghau để giải thích động thái mới của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.

Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố quân đội Nhật đang "cảnh giác, giám sát và thu thập thông tin, trong lúc vẫn tiếp tục thực hiện hành động bình tĩnh và kiên quyết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, cả ở khu vực quần đảo Senkaku".

Một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản giấu tên nói với Reuters rằng lực lượng cảnh sát biển Nhật đã tăng cường các hoạt động tuần tra cả mình, nhưng từ chối cho biết chi tiết kế hoạch.

Vụ căng thẳng gần Senkaku diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hạm đội Biển Bắc của quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc tậptrận bắn đạn thật.

Cho máy bay chiến đấuquần thảo Biển Đông

Trung Quốc đã cho máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới nhất của mình là H-6K thực hiện các chuyến bay "tuần tra thường xuyên" trên Biển Đông ngay sau khi PCA ra phán quyết, hộ tống những máy bay ném bom này là máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30, máy bay giám sát và máy bay tiếp dầu trên không.

"Không quân tổ chức cuộc tuần tra bình thường trên Biển Đông, thực hành chiến thuật... tăng khả năng đáp ứng với mọi mối đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, lợi ích hàng hải", đại tá Shen Jinke thuộc lực lượng không quân Trung Quốc nói với Tân Hoa Xã.

Vụ đưa máy bay "tuần tra thường xuyên" trên Biển Đông chỉlà một trong những động thái đáp trả của Trung Quốc sau khi PCA ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh tại vùng biển này. Trước đó, Trung Quốc đã liên tục mở các cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, trước và sau khi PCA ra phán quyết hôm 12.7.

Sẵn sàng mở 2mặt trận

Ni Lexiong, một chuyên gia vềquân sự của tờSouth China Morning Post nhận xét rằng các bài tập trận chứng minh rằng Trung Quốc đủ sức có thể mở "hai mặt trận"tại Biển Đông và biển Hoa Đông cùng một lúc."Đó cũng là một thông điệp với Nhật Bản rằng Trung Quốc có thể lựa chọn một chiến trường theo ý muốn của mình", ông Ni nói.

Tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố rằng Úc còn không xứng với danh hiệu "con hổ giấy", cao lắm chỉ là "con mèo giấy" mà thôi. Trung Quốc cũng cảnh báo Canberra tránh xa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông sau khi Úc ra tuyên bố giống Nhật Bản và Mỹ yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của PCA.

Trung Quốc đã ra tuyên bố từ chối tuân thủ phán quyết của PCA và khẳng định tòa này không có quyền thụ lý đơn kiện của Philippines. Trước khi PCA ra phán quyết,Trung Quốc cũng bất hợp tác và tẩy chay hoàn toàn tiến trình tố tụng của tòa.

Thiên Hà (theo News)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Úc nhận xét Trung Quốc sẵn sàng mở chiến trường ở 2 biển Đông và Hoa Đông