Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng nhu cầu đầu tư và sở hữu nhà ở của khách hàng trên thị trường vẫn rất lớn. Do vậy, bất chấp đại dịch, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn.

Bất chấp đại dịch, bất động sản vẫn ‘hút’ nhà đầu tư

25/04/2020, 06:10

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng nhu cầu đầu tư và sở hữu nhà ở của khách hàng trên thị trường vẫn rất lớn. Do vậy, bất chấp đại dịch, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn.

Nhiều người vẫn chọn bất động sản để đầu tư - Ảnh: P

Theo khảo sát dựa trên dữ liệu của trang Batdongsan.com.vn, Vnexpress, Tổng cục Thống kê, hiện nay có đến 29% số người được hỏi cho biết vẫn lựa chọn bất động sản như một kênh đầu tư hữu hiệu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Tỷ lệ này đã áp đảo so với các kênh đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm (24%), vàng (17%), chứng khoán (12%). Như vậy, bất động sản đứng đầu trong lựa chọn về đầu tư. Điều này không khó hiểu bởi từ lâu với người Việt Nam, bất động sản không chỉ là tài sản có thể tăng giá theo thời gian mà còn là một kênh tích trữ và đảm bảo giá trị tài sản.

Nghiên cứu của Batdongsan.com.vn còn cho thấy tính vượt trội về lợi nhuận của đầu tư bất động sản so với các kênh đầu tư khác. Từ năm 2010-2020, tốc độ tăng giá nhà tại quận Ba Đình Hà Nội đạt 335%, tốc độ tăng giá nhà tại quận 5, TP.HCM đạt 213%. Trong khi đó, cùng biên độ thời gian, tốc độ tăng giá vàng chỉ đạt 22%, chỉ số VN-Index là 45%.

Chuyên gia trang này nhận định bài học từ thị trường bất động sản Hong Kong qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch SARS 2003 thấy rằng giá bất động sản không suy giảm dù lượng giao dịch giảm mạnh trong năm đầu và sớm tăng trưởng trở lại vào năm sau đó. Vì vậy, nhà đầu tư có niềm tin rằng kịch bản này sẽ lặp lại sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.

Đáng chú ý, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thời gian vừa qua, tác động của dịch COVID-19 khiến nhiều chủ đầu tư không thể mở bán dự án mới, điều này ảnh hưởng đến các sàn môi giới. Hiện tại, trong tổng số khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới thì có tới 1/3 số sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa vì chủ đầu tư không mở bán sản phẩm. Chưa kể, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Đây là những sàn còn hàng để bán do vẫn còn hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư, nhưng phải tối thiểu hóa hoạt động để cầm cự.

Dịch COVID-19 cũng khiến tồn kho bất động sản tăng cao. Trong số các doanh nghiệp bất động sản niêm yết có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỉ đồng; 4 tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỉ đồng đến 7.397 tỉ đồng.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cũng cho rằng dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh tế, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, nhất là khi thị trường bất động sản có vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư cho biết đang lên kế hoạch chuẩn bị cho việc mở bán trong quý 3 và quý 4/2020. Những nguồn hàng này sau khi được giao dịch sơ cấp thành công có thể sẽ được giao dịch luôn ở cả thị trường thứ cấp. Do vậy, một số chuyên gia cho rằng thị trường cũng có thể đón nhận nguồn cung sơ cấp và thứ cấp nhiều hơn vào các quý nửa cuối năm 2020.

Nếu như dịch bệnh được kiểm soát trong quý 2/2020, thị trường bất động sản được dự đoán có thể phục hồi trở lại vào quý 4/2020. Đặc biệt, những dự án bất động sản có giá bán hợp lý sẽ vẫn được người có nhu cầu mua đón nhận.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định tác động từ dịch chỉ là khó khăn tạm thời, về lâu dài không thể kìm hãm sự phát triển của thị trường. Hiện tại, thị trường bất động sản đang có độ nén cao, khi dịch bệnh được kiểm soát, các chủ đầu tư ra hàng, sức cầu sẽ bung ra với lượng khách hàng cơ hữu càng nhiều hơn.

Phan Diệu

Bài liên quan
Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản vùng Đông Bắc Hà Nội
Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại khu vực Đông Bắc Hà Nội nhanh chóng tạo ra hấp lực mới, xoay hướng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất chấp đại dịch, bất động sản vẫn ‘hút’ nhà đầu tư