Nghiên cứu cho thấy, người dân toàn cầu đang coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa chính, ngang bằng với cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.

Bất chấp xung đột kinh tế, các quốc gia đều tập trung ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu

Thiên Di | 05/12/2022, 14:51

Nghiên cứu cho thấy, người dân toàn cầu đang coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa chính, ngang bằng với cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.

Theo số liệu mới nhất từ khảo sát về Thực trạng Khí hậu (Climate Reality Barometer) của Epson, người dân toàn cầu đang đẩy mạnh nỗ lực cá nhân để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Nghiên cứu từ các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu cũng cho thấy, mặc dù nền kinh tế thế giới không tập trung nỗ lực giải quyết thách thức về khí hậu ở thời điểm hiện tại, thì biến đổi khí hậu vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người dân.

Khảo sát cũng cho thấy người dân ngày càng lạc quan rằng mình có thể kiểm soát được thảm họa khí hậu trong đời, bất chấp những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu trong năm qua. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể về mức độ lạc quan, do ảnh hưởng của các yếu tố như kinh tế và tuổi tác.

biendoikhihau(1).jpg
Biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa trên toàn cầu - Ảnh: Internet

Mức độ lạc quan - ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế và tuổi tác

Không ngoài dự đoán, các vấn đề tài chính trước mắt hiện là mối quan tâm hàng đầu. Cụ thể, khi được khảo sát, người Việt Nam cho biết “khắc phục kinh tế” là yếu tố đứng đầu danh sách ưu tiên với 30,7% lựa chọn, trong khi đó biến đổi khí hậu đứng ở vị trí thứ hai với 19,3% . Có thể thấy, bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, các cuộc xung đột và hóa đơn năng lượng tăng cao, khủng hoảng khí hậu vẫn luôn là nỗi lo của nhiều người dân trên toàn thế giới.

Tuy vậy, những lo ngại về biến đổi khí hậu không dẫn đến bi quan. Thời điểm trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UN Climate Change Conference - COP26) vào tháng 11.2021, có tới 46% người được hỏi trên toàn cầu tin rằng có thể kiểm soát được thảm họa khí hậu trong đời.

Tới thời điểm thế giới chuẩn bị cho COP27 tại Ai Cập năm nay, tỷ lệ này đã tăng lên tới hơn 48%. Sự lạc quan bất chấp những tác động của biến đổi khí hậu trong năm qua cho thấy nhận thức thiếu hụt của người dân về những tác động của biến đổi khí hậu lên toàn cầu trong tương lai.

Đi sâu hơn nữa, có thể thấy đằng sau con số trung bình toàn cầu về mức độ lạc quan là những khác biệt đáng kinh ngạc giữa các khu vực. Ví dụ, người dân ở các nền kinh tế phát triển có mức độ lạc quan thấp hơn so với người dân tại các nền kinh tế mới nổi.

Các quốc gia thành viên G7 đều có mức độ lạc quan thấp hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu 48%: Nhật Bản (10,4%); Pháp (22,5%); Đức (23,8%); Ý (25,2%); Vương quốc Anh (28,4%); Canada (36,6%); và Mỹ (39,4%).

Các nền kinh tế mới nổi và tăng trưởng nhanh ghi nhận mức độ lạc quan về khí hậu cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu: Việt Nam (61,7%); Indonesia (62,6%); Mexico (66%); Philippines (71,9%); Kenya (76%); Trung Quốc (76,2%) và Ấn Độ (78,3%).

Kết quả cũng cho thấy tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng tới mức độ lạc quan của người dân, trong đó người trẻ là nhóm quan tâm đến biến đổi khí hậu nhiều hơn cả. Cụ thể, tại Việt Nam, các nhóm đáp viên trong độ tuổi 25-34 (22,1%) và 35-44 (20,9%) đều xem biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách toàn cầu nhiều hơn so với các nhóm đáp viên độ tuổi khác.

Biến đổi khí hậu do con người gây ra đang lan rộng

Sự lạc quan ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu dường như mâu thuẫn với thực trạng khí hậu hiện nay. Năm 2022, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết, “Biến đổi khí hậu do con người gây ra đang phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên ở mức độ lan rộng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới...”

Chỉ tính riêng trong năm nay, sự phá vỡ yếu tố cân bằng của tự nhiên này đã gây ra các hiện tượng khí hậu bất thường trên khắp các châu lục, bao gồm cả những trận 'siêu hạn hán' kéo dài hàng thập kỷ ở Châu Phi và Nam Mỹ; sự ấm lên nhanh chóng ở cả Bắc Cực và Nam Cực; lũ lụt nặng nề tại châu Á và châu Úc; thời tiết nóng chưa từng có trên toàn châu Âu; và sự biến mất của các hồ ở Bắc Mỹ.

Nhà khoa học môi trường, kiêm Đồng Giám đốc điều hành của Change by Degrees, Tiến sĩ Tara Shine, cho biết: "Trong 7 năm qua, nhiệt độ Trái Đất đạt ngưỡng cao nhất trong lịch sử, có nguy cơ vượt giới hạn nhiệt độ an toàn”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát này cho thấy người dân trên khắp thế giới vẫn hy vọng rằng hành động của họ cùng Chính phủ và các tập đoàn có thể giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Thách thức trước mắt mà các nền kinh tế trên toàn cầu phải đối mặt, bao gồm cả tình trạng giá năng lượng và lương thực tăng cao, là nguyên nhân và hệ quả của biến đổi khí hậu. Một trong những hành động thiết thực, mạnh mẽ nhất mà các quốc gia có thể thực hiện ngay bây giờ là lên kế hoạch dài hạn, tạo điều kiện cho các hoạt động xử lý vấn đề biến đổi khí hậu.

chiendich.jpg
Nhận thức về biến đổi khí hậu ngày càng tăng và vai trò của Chính phủ các nước rất quan trọng trong việc điều tiết yếu tố bền vững, doanh nghiệp cần phát triển chính sách và công nghệ bền vững - Ảnh: Epson

Sự lạc quan không căn cứ với biến đổi khí hậu có thể được coi là hơi thiếu thực tế. Tuy nhiên, khảo sát của Epson cho thấy những người được hỏi thực sự nhận thấy tác động của biến đổi khí hậu. Các yếu tố nổi bật ảnh hưởng tới nhận thức về biến đổi khí hậu bao gồm:

41,1% tăng nhận thức từ các thay đổi trong chính sách của Chính phủ; 36,9% tăng nhận thức qua những người có sức ảnh hưởng; 36,3% tăng nhận thức qua các chiến dịch của cộng đồng hoặc doanh nghiệp.

Trong năm 2022, dường như, sự lạc quan chính là yếu tố thúc đẩy hành động thay vì chỉ nhận thức đơn thuần. Người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ đã, đang: Sử dụng sản phẩm có thể tái chế (67,2%). 24,8% cho biết đã thực hiện điều này trong hơn một năm qua và vẫn đang tiếp tục; Tăng cường thói quen tái chế (60,7%). 26,4% cho biết đã thực hiện điều này trong hơn một năm qua và vẫn đang tiếp tục; Giảm thiểu rác thải nhựa (60,3%). 25,3% cho biết đã thực hiện điều này trong hơn một năm qua và vẫn đang tiếp tục.

Mặc dù các cá nhân đang tích cực hành động, song, rõ ràng như vậy là chưa đủ.

Muốn thế giới đạt mục tiêu về biến đổi khí hậu và tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc không thể thay đổi, Chính phủ cần điều tiết yếu tố bền vững, doanh nghiệp cần phát triển chính sách và công nghệ bền vững, và các cá nhân cần đẩy nhanh việc thay đổi lối sống hơn nữa.

Khảo sát Climate Reality Barometer:

Khảo sát thứ hai về Thực trạng Khí hậu (Climate Reality Barometer) được Epson được tiến hành trên 26.205 người tham gia từ các quốc gia: Úc, Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc, Ai Cập, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Kenya, Malaysia, Mexico, Maroc, Philippines, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc Tây Ban Nha, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và Việt Nam.

Khảo sát cũng đưa ra so sánh hàng năm với 17.273 người tiêu dùng trên 16 tuổi ở Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Brazil, Úc, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Israel và Nam Phi (trong giai đoạn từ 6.8.2021 đến 4.10.2021).

Bài liên quan
Biến đổi khí hậu đang tác động lên bàn ăn của mỗi gia đình
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học, biến đổi khí hậu và đặc biệt là nhiệt độ tăng cao có thể khiến giá lương thực tăng 3,2% mỗi năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất chấp xung đột kinh tế, các quốc gia đều tập trung ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu